Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý Dự thảo Luật, ông Nguyễn Khắc Định - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, hiện có 2 luồng ý kiến liên quan đến chính sách tài chính đối với Hội. Theo đó, loại ý kiến thứ nhất đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), có như vậy mới bảo đảm sự bình đẳng giữa các hội, tránh cơ chế xin cho. Loại ý kiến thứ hai tán thành quy định của Dự thảo Luật (Dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIII quy định: “Đối với các hội thành lập do nhu cầu của Đảng và Nhà nước, được NSNN bảo đảm kinh phí hoạt động”). Liên quan đến nội dung này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để thể chế hóa Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng và bảo đảm thống nhất với Luật NSNN, Dự thảo Luật quy định, đối với các hội do Đảng, Nhà nước có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện các nhiệm vụ thì Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho hội theo lộ trình phù hợp, tiến tới thực hiện nguyên tắc tự trang trải kinh phí, Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo nhiệm vụ được giao...
Thể chế hóa chính sách tài chính đối với từng loại hội
(BĐT) - Sáng ngày 25/10, theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật về hội.