Những chuyến đi nâng tầm nước Việt

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác đối ngoại tiếp tục được thực hiện theo định hướng “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Điều này được thể hiện rõ nét trong những chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại Indonesia từ 23 - 24/4/2021

Tổng thống Indonesia Joko Widodo tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính tấm hình kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên trên cương vị Thủ tướng. Ảnh: Quý Bắc

Tổng thống Indonesia Joko Widodo tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính tấm hình kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên trên cương vị Thủ tướng. Ảnh: Quý Bắc

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra các ưu tiên của ASEAN là tập trung kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi, xử lý ổn thỏa các vấn đề nảy sinh, giữ vững vai trò trung tâm, uy tín và vị thế của ASEAN. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định ưu tiên của Việt Nam là thắt chặt và củng cố đoàn kết, tương trợ với các quốc gia thành viên ASEAN.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm, làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan (5 - 11/9/2021)

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quang Khánh

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quang Khánh

Tại WCSP5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia, Việt Nam luôn xác định không đánh đổi môi trường cũng như sức khỏe của người dân để lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mà luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ 21 - 24/9/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về biến đổi khí hậu. Ảnh: Thống Nhất

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về biến đổi khí hậu. Ảnh: Thống Nhất

Phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần kiểm soát đại dịch Covid-19 thông qua hợp tác quốc tế; cảm ơn và đánh giá cao vai trò của các tổ chức Liên hợp quốc và các cơ chế đa phương, nhất là COVAX trong thúc đẩy tiếp cận công bằng vaccine và thuốc điều trị Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) và thăm, làm việc tại Vương quốc Anh (31/10/2021 - 3/11/2021)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP 26. Ảnh: Quý Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP 26. Ảnh: Quý Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai thông điệp chính: Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân.

Bên cạnh đó, cam kết mạnh mẽ liên quan đến việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam đã được nhiều lãnh đạo các nước, các đối tác chia sẻ và đánh giá cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ 3 - 5/11/2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Pháp Jean Castex chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và Pháp. Ảnh: Quý Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Pháp Jean Castex chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và Pháp. Ảnh: Quý Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Pháp Jean Castex chứng kiến lễ ký kết, trao nhận gần 40 thỏa thuận hợp tác và thỏa thuận kinh tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiều thỏa thuận, dự án có ý nghĩa và giá trị lớn. Một trong những ưu tiên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập nhiều trong các cuộc trao đổi là quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế, nhất là về phòng chống dịch bệnh, phát triển y tế dự phòng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản từ 22 - 25/11/2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Quý Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Quý Bắc

Hai nước đã ra Tuyên bố chung gồm 29 điểm nhất trí thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: phòng chống dịch bệnh Covid-19, hợp tác quốc phòng - an ninh, phục hồi kinh tế sau đại dịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và nông nghiệp, hợp tác kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ từ 25 - 29/11/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin duyệt đội danh dự tại lễ đón. Ảnh: Thống Nhất

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin duyệt đội danh dự tại lễ đón. Ảnh: Thống Nhất

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đều khẳng định, hai nước nhất trí sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Việt Nam - Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Thụy Sĩ mong muốn ký kết một hiệp định thương mại tự do tương tự như Việt Nam đã ký với Liên minh châu Âu, qua đó sẽ loại bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa giữa hai nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Liên bang Nga từ 29/11/2021 - 2/12/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Quý Bắc

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Quý Bắc

Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thông qua Tuyên bố chung về tầm nhìn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 nhằm định hướng cho hợp tác tin cậy, sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Chuyên đề