Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà |
Tuy nhiên, nỗ lực tự thân của DN là chưa đủ. Do đó, rất cần Chính phủ có những quyết sách, giải pháp, tạo ra cơ chế, môi trường để DN vượt qua khó khăn.
Trên mặt bằng chung, khối DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có nhiều lợi thế phát triển hơn so với DN trong nước.
Để trợ lực, Chính phủ có thể dùng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi để “mở đường” cho DN nội đi lên. Ví dụ như có thể giảm thuế thu nhập DN xuống dưới 20%, có thể là 15% và nguồn bù lại là tăng thuế VAT để kích thích DN sản xuất trong nước và tạo động lực cho các DN nộp thuế khoán sẽ đi vào hoạt động chính quy, lập sổ sách kế toán. Việc giảm thuế thu nhập DN sẽ tạo ra sự hồ hởi cho DN hăng hái nộp thuế. Thậm chí, 5 triệu hộ kinh doanh dùng thuế khoán khi thấy thuế thu nhập DN thấp sẽ cân nhắc việc đăng ký mở sổ để có mã số, nhập sổ sách và chịu lớn lên. Hiện nay, sau khi tính toán, nhiều hộ kinh doanh thấy thuế thu nhập DN cao, cho nên loanh quanh chỉ xin nộp thuế khoán.