Ảnh Internet |
BOJ sẽ giữ nguyên các thiết lập kiểm soát đường cong lợi suất và chương trình mua sắm tài sản, một kết quả đã được dự báo từ trước của các nhà kinh tế.
Với mức lạm phát vẫn còn xa so với mục tiêu của BOJ, ông Kuroda nhấn chương trình kích thích tiền tệ hiện tại sẽ vẫn được giữ nguyên trong một thời gian. “Chúng tôi không nghĩ tới việc giảm mức độ nới lỏng, hay thay đổi khung chính sách nới lỏng tiền tệ hiện nay, trước khi chúng tôi đạt được mức 2%”, ông Kuroda cho biết.
Điều này khiến BOJ tụt xa so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, khi các ngân hàng này hoặc đang tăng lại sĩa hoặc đang hương tới bình thường hóa chính sách. Ngân hàng Trung ương Châu Âu hôm thứ Năm bất ngờ bỏ cam kết có thể mở rộng chương trình mua trái phiếu nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Sự mạnh lên của đồng Yên đang đe dọa tới lạm phát, các nền nhà kinh tế đã đẩy lùi dự báo về những thay đổi trong gói kích thích của BOJ. Đồng Yên Nhật đã tăng khoảng 5% trong năm nay và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2016 vào tuần trước.
“Lạm phát vẫn thấp và rủi ro bên ngoài gia tăng sẽ khiến BOJ tiếp tục duy trì chính sách trong những tháng tới”, Yuki Masujima – nhà kinh tế học tại Bloomberg – cho biết. “BOJ có thể thay đổi một cách linh hoạt về các mục tiêu đường cong lợi suất, trong khi vẫn đang trong quá trình đẩy lạm phát lên mức 2%.”
Trong tuyên bố chính sách của mình, BOJ một lần nữa cho biết kỳ vọng lạm phát đã “ít nhiều không thay đổi”. Ngân hàng này lặp lại quan điểm cho rằng nhu cầu trong nước có thể sẽ tiếp tục tăng, với lạm phát tăng lên 2%, chủ yếu do sự gia tăng khoảng cách sản lượng và kỳ vọng lạm phát trung và dài hạn cao hơn. Đầu tư nhà ở đã giảm một phần, BOJ cho biết.
Kết quả chính sách đưa ra với 8 phiếu thuận và 1 phiếu chống, ông Goushi Kataoka một lần nữa phản đối. Ông Kataoka cho khả năng lạm phát tăng lên 2% tại thời điểm này là rất thấp và hối thúc tăng cường nới lỏng hơn.
Tuần trước, ông Kuroda nói với các nhà lập pháp rằng BOJ sẽ bắt đầu suy nghĩ về một chiến lược rút lui khỏi các biện pháp kích thích trong khoảng năm 2019. Điều này đã gây kích động đến thị trường, góp phần đẩy đồng Yên tăng giá mạnh. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra với giả định mục tiêu lạm phát đã đạt được và điều mà ông không đề cập đến là 7 trong số 9 thành viên Hội đồng chính sách xem rủi ro với dự báo lạm phát của mình như nghiêng về xu hướng giảm.
Theo khảo sát của Bloomberg, hơn 90% các nhà phân tích không tin BOJ có thể sẽ đạt được mục tiêu lạm phát theo khung thời gian mà ngân hàng này đã xác định là vào khoảng năm tài chính 2019.