Năm 2022, dự kiến tăng thu ngân sách nhà nước 3,4%

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 với dự toán tổng thu cân đối NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021; dự toán chi cân đối NSNN là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021; bội chi tương ứng khoảng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán năm 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 - 22% tổng thu NSNN. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP.
Dự kiến chi thường xuyên năm 2022 là 1.111,19 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng chi NSNN, tăng 5,1% so với dự toán năm 2021. Ảnh: Internet
Dự kiến chi thường xuyên năm 2022 là 1.111,19 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng chi NSNN, tăng 5,1% so với dự toán năm 2021. Ảnh: Internet

Dự toán này được xây dựng trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% so với năm 2021, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giá dầu thô 60 USD/thùng; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,2%.

Về dự toán thu NSNN, tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,1% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 12,7% GDP. Cụ thể, dự toán thu nội địa 1.176,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,4% tổng thu cân đối NSNN, tăng khoảng 3,8% so với ước thực hiện năm 2021; dự toán thu dầu thô 28,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 2% tổng thu cân đối NSNN, trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước gần 7 triệu tấn, giá dầu dự toán khoảng 60 USD/thùng; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 199 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng thu cân đối NSNN; dự toán thu viện trợ 7,8 nghìn tỷ đồng.

Về dự toán chi NSNN, dự kiến chi đầu tư phát triển là 526,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng chi NSNN, tăng 10,2% so dự toán năm 2021; dự kiến chi trả nợ lãi là 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng chi NSNN, giảm 5,8% so với dự toán năm 2021; dự kiến chi thường xuyên là 1.111,19 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng chi NSNN, tăng 5,1% so với dự toán năm 2021.

Trong chi thường xuyên, tập trung bố trí tăng chi một số chính sách an sinh xã hội quan trọng, phát sinh mới, như: hỗ trợ chính sách cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 và an sinh xã hội cho người dân; điều chỉnh chuẩn nghèo; lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995; chế độ trợ cấp người có công,... Các nhiệm vụ chi thường xuyên khác, triệt để tiết kiệm ngay từ khâu dự toán .

Chuyên đề