Ảnh Internet |
Năm nay, Tập đoàn đề ra mục tiêu kinh doanh năm 2019 với doanh thu hợp nhất 24.224 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.255 tỷ đồng. Như vậy, tập đoàn vượt 23% kế hoạch doanh thu nhưng mới thực hiện được 98% kế hoạch lợi nhuận.
Về sản lượng, tập đoàn ghi nhận tổng lượng mủ khai thác 328.000 tấn và tiêu thụ được 396.000 tấn. Tổng sản lượng gỗ các loại đạt hơn 1,3 triệu m3. Các sản phẩm công nghiệp khác có doanh thu 1.234 tỷ đồng.
Tập đoàn Nhà nước này có diện tích cao su kinh doanh vào khoảng 220.733 ha. Tổng diện tích các khu công nghiệp cho thuê là hơn 1,4 triệu m2. Tổng diện tích đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gần 3,44 triệu m2.
Theo đánh giá của HĐQT, tập đoàn cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch sản lượng và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu khác lại chưa đạt kỳ vọng do giá mủ cao su thấp hơn bình quân năm 2018, giá gỗ thấp hơn cùng kỳ do bị cạnh tranh gay gắt từ gỗ nước ngoài, các khu công nghiệp không hoàn tất thủ tục về đất đai.
Song song đó, HĐTQ cũng giao Tổng giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các giải pháp kinh doanh, bám sát điều kiện thực tế để dự báo sát hơn khi xây dựng kế hoạch 2020. Tập đoàn vẫn dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức 6%.
Trước đó vào 22/10, GVR đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) nhưng đến nay vẫn chưa có thông báo chấp thuận niêm yết. Tập đoàn quyết định gia hạn thời gian thực hiện chuyển sàn, niêm yết cổ phiếu GVR đến hết quý I/2020, do một số lý do khách quan về thủ tục hồ sơ.
Hiện nay Tập đoàn có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng với phần vốn Nhà nước nắm giữ 96,77%. Hệ thống GVR gồm công ty mẹ, 8 văn phòng đại diện, 103 công ty con và 21 công ty liên kết, các doanh nghiệp đầu tàu như TCT Cao su Đồng Nai, Cao su Dầu Tiếng, Cao su Phước Hòa, Nam Tân Uyên...