Gần 14.000 tỷ đồng mở rộng hai tuyến cao tốc, bất động sản Cao Phong hưởng lợi

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Giai đoạn 2022-2027, Hà Nội dự kiến triển khai mở rộng hai tuyến cao tốc với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng, kết hợp cùng dự án quy hoạch khu du lịch Hồ Hòa Bình khi đi vào triển khai sẽ trở thành hấp lực cho thị trường bất động sản Cao Phong.

Sức hút từ tiềm năng phát triển du lịch

Giới chuyên gia nhận định, Hòa Bình nói chung và đặc biệt là huyện Cao Phong nói riêng đang sở hữu nhiều lợi thế mà không phải tỉnh, thành nào cũng có được. Quyết định số 439/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/3/2021 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030 đang tạo điều kiện để Hòa Bình tận dụng tối đa các tiềm năng vốn có. Theo đó, Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được quy hoạch nằm trên địa bàn thành phố Hòa Bình và một phần của các huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu với ổng diện tích quy hoạch 52.200 ha.

Cao Phong nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Cao Phong nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Đây là khu du lịch cấp quốc gia trọng điểm của trung du miền núi phía Bắc, có sản phẩm du lịch đặc trưng, văn hóa các dân tộc và hệ sinh thái hồ Hòa Bình với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Việc hình thành Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng ven đô, trong bối cảnh gia tăng ô nhiễm tại các thành phố lớn, những mô hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái này được nhận định sẽ ngày càng phát triển.

Hòa Bình với các địa điểm sinh thái nước được biết đến như không gian đồi Voi, đồi Đỏ, bến thuyền Hiền Lương… sẽ là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động giải trí, sinh thái. Cùng với đó, các khu nghỉ núi được đầu tư phát triển dựa theo địa hình đồi núi tự nhiên, vừa phù hợp với đặc trưng địa lý của vùng nhưng cũng giúp bảo tồn, tôn trọng các nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

Cú hích cho bất động sản Cao Phong “bật tăng”

Với lợi thế về khoảng cách cũng như hạ tầng giao thông nhờ các tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng, việc di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến Hòa Bình đang dần rút ngắn, tiết kiệm thời gian. Trong đó, điển hình là tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình với vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai khoảng 8.113 tỷ đồng. Các dự án sẽ xây dựng đường cao tốc đô thị với quy mô 6 làn xe, đường song hành với hai làn xe cơ giới mỗi bên cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về chiếu sáng, tổ chức giao thông… thể hiện tầm nhìn về nhu cầu vận tải ngày một gia tăng giữa thủ đô và Hòa Bình.

Bên cạnh đó, các tuyến đường giao thông kết nối đến Cao Phong được quy hoạch bài bản, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội – Cao Phong hay từ Cao Phong – Sơn La, Mộc Châu. Trong đó, Quốc lộ 6 qua địa bàn Hà Nội đoạn Ba La - Xuân Mai được đánh giá là một trong những tuyến đường quan trọng giúp phát triển kinh tế Cao Phong, đưa Cao Phong trở thành trung tâm kết nối giao thương của khu vực miền núi phía Bắc.

Tuyến quốc lộ 6 được quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc giúp kết nối Hà Nội – Cao Phong (Hòa Bình) chỉ trong 1 tiếng di chuyển (Ảnh minh họa)

Tuyến quốc lộ 6 được quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc giúp kết nối Hà Nội – Cao Phong (Hòa Bình) chỉ trong 1 tiếng di chuyển (Ảnh minh họa)

Hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng được xem là đòn bẩy giúp Hòa Bình nói chung và Cao Phong nói riêng với nhiều tiềm năng về nông sản sẽ trở thành tâm điểm du lịch mới, thu hút không chỉ du khách mà cả các nhà đầu tư bất động sản. Đây được dự báo là hấp lực mạnh mẽ giúp kinh tế Cao Phong phát triển nhanh chóng, đồng thời thị trường bất động sản tại khu vực cũng sớm bùng nổ.

Cao tốc Hòa Bình – Sơn La hoàn thiện sẽ đưa Cao Phong trở thành tâm điểm kết nối giao thương giữa Hà Nội và khu vực Tây Bắc Bộ (Ảnh minh họa)

Cao tốc Hòa Bình – Sơn La hoàn thiện sẽ đưa Cao Phong trở thành tâm điểm kết nối giao thương giữa Hà Nội và khu vực Tây Bắc Bộ (Ảnh minh họa)

Chuyên đề