Nhìn lại xung đột lợi ích cổ đông chưa có hồi kết tại Coteccons

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 2/6 vừa qua, cổ đông lớn của Công ty CP Xây dựng Coteccons là Công ty Kustocem Pte. Ltd đã ra thông báo bắt đầu việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để biểu quyết về việc thay đổi HĐQT hiện tại và thực hiện kiểm toán đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của Coteccons liên quan tới các vấn đề về xung đột lợi ích, giao dịch với các bên liên quan, đặc biệt là các giao dịch giữa Coteccons và các công ty còn lại trong "Coteccons Group" từ thời điểm năm 2017.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Động thái này được thực hiện sau nhiều năm nỗ lực không thành của Kusto trong việc đối thoại với HĐQT Coteccons hiện tại để giải quyết các vấn đề một cách nội bộ.

Theo tìm hiểu, Kusto bắt đầu đầu tư vào Coteccons từ năm 2012. Câu chuyện về Kusto can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Coteccons bắt đầu vào 3 năm trước, khi Kusto và pháp nhân, cá nhân có liên quan đã nắm 35% cổ phần Coteccons (đủ để phủ quyết bất kì kế hoạch lớn nào của Coteccons).

Năm 2017, Kusto bất ngờ yêu cầu thay đổi chính sách ESOP khiến chính lãnh đạo Coteccons phải xin lỗi cán bộ nhân viên và từ đó các mâu thuẫn giữa Kusto và Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục được đẩy lên những “nấc thang mới”.

“Xung đột quyền lực” giữa Ban lãnh đạo Coteccons và Kusto tiếp tục được đẩy lên cao trong vấn đề sáp nhập Ricons và Coteccons tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào năm 2019. Do không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Ricons nên việc phát hành cổ phiếu để nhận sáp nhập Ricons sẽ làm giảm tỷ lệ lợi ích của nhóm nhà đầu tư Kusto tại Coteccons.

Ngược lại, các lãnh đạo chủ chốt của Coteccons cùng người liên quan lại nắm giữ một lượng đáng kể cổ phiếu Ricons như: bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc (vợ ông Nguyễn Bá Dương), ông Trần Quang Quân (Chủ tịch Ricons, đồng thời nằm trong ban điều hành Coteccons),...Trong khi đó, Ricons và Coteccons lại có cùng ngành nghề kinh doanh.

Ngay sau khi các vấn đề xung đột lợi ích xảy ra thì kết quả hoạt động kinh doanh của Coteccons bắt đầu “đi xuống”, trong khi đó, Ricons lại có sự tăng trưởng vượt bậc.

Đơn vị: tỷ đồng

Quý I/2020, Coteccons tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, doanh thu thuần đạt 3.554 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 35% về mức 123 tỷ đồng.
Trái ngược Coteccons, Ricons lại có kết quả khả quan hơn với doanh thu tăng 10% lên 1.092 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 32,8 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm 2019.

Câu hỏi đặt ra ở thời điểm này là liệu các dự án được Ban lãnh đạo sáng lập Coteccons ưu tiên cho Ricons hay Coteccons?

Chuyên đề