Thọ Xuân sở hữu tiềm năng phát triển dịch vụ logistics hàng không trị giá hàng tỷ USD |
Chiến lược từ “nút giao hàng không”
Việc quy hoạch Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Bộ Giao thông vận tải thông qua theo Quyết định số 1136/QĐ-BGTVT. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030, sân bay Thọ Xuân định hướng là cảng hàng không quốc tế, có chức năng dự bị - thay thế cho Cảng HKQT Nội Bài, đạt cấp sân bay 4E, công suất ước đạt 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm.
Chiến lược phát triển Cảng HKQT Thọ Xuân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tầm nhìn phát triển kinh tế chung của Thanh Hoá, đặc biệt trong bối cảnh vận tải hàng không ngày càng được chú trọng. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, sân bay quốc tế Thọ Xuân có thể mang về hàng chục tỷ USD doanh thu từ cước vận tải.
Tại nhiều quốc gia, các sân bay quốc tế sau khi đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, trở thành đầu mối kết nối giao thông, vận chuyển hành khách và hàng hóa giá trị cao, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xuất khẩu, du lịch, kho bãi… tạo ra vùng phát triển đô thị rộng lớn. Không nằm ngoài xu thế đó, thời gian qua, rất nhiều đoàn khảo sát từ các quốc gia hàng đầu về công nghiệp điện tử, công nghệ cao đã liên tục ghé thăm và ngỏ ý hỗ trợ thu hút nguồn vốn tại Thanh Hóa, đơn cử như trong quý II/2021, UBND tỉnh Thanh Hoá đã đón đoàn khảo sát đầu tư đến từ Nhật Bản đến trao đổi, làm việc.
Vận tải hàng không ngày càng gia tăng sức hấp dẫn |
Phát triển hệ kinh tế sân bay hàng chục tỷ USD với Lam Sơn – Thọ Xuân làm trung tâm
Tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được công bố mới đây cũng cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong xây dựng, phát triển Thanh Hoá thành cực tăng trưởng mới của khu vực phía Bắc và cả nước. Trong đó, định hướng phát triển công nghiệp làm nền tảng chủ đạo, dịch vụ logistics là đột phá, du lịch làm mũi nhọn.
Với đặc thù nhanh chóng, an toàn, dịch vụ logistics hàng không thường được các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, linh kiện điện tử… lựa chọn, đây cũng là lợi thế thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, rất nhiều nhà máy điện tử được đặt gần các sân bay như Meiko Electronic cách sân bay Nội Bài 17km, Canon cách 20 km; Genesistek Vina cách sân bay Tân Sơn Nhất 22km; Công ty TNHH Điện tử Jing Gong (Việt Nam) cách sân bay Cát Bi 10.5km…
Trong đồ án Quy hoạch phát triển Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2039, thị trấn Lam Sơn sẽ trở thành trung tâm, đầu tàu kinh tế dựa trên định hướng phát triển logistics hàng không, tạo lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp – công nghệ cao. Cảng HKQT Thọ Xuân khi vận hành tối đa công suất không chỉ đóng vai trò tạo kết nối về giao thông, phát triển ngành logistics hàng không mà còn mang đến không gian phát triển mới cho cả vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, từ đó, góp phần xây dựng hệ kinh tế bền vững xung quanh sân bay.
Lam Sơn trở thành trung tâm phát triển kinh tế thừa hưởng lợi thế từ sân bay quốc tế Thọ Xuân |
Việc đầu tư cảng cạn và trung tâm logistics cũng được tỉnh Thanh Hoá quan tâm, kêu gọi đầu tư xã hội hóa và dự kiến đặt tại khu vực Lam Sơn. Sau khi hoàn tất, đây sẽ là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng Nghi Sơn, Cảng hàng không quốc tế Sao Vàng, cửa khẩu đường bộ… góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế.
Lam Sơn - Thọ Xuân với tiềm năng, lợi thế lớn về thổ nhưỡng, sinh thái, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng loại hình giao thông, lại được tăng thêm sức hấp dẫn nhờ Cảng HKQT Thọ Xuân sẽ tạo động lực to lớn, thúc đẩy phát triển hệ kinh tế sân bay vốn giàu tiềm năng của địa phương.