Không áp đặt mô hình “3 tại chỗ”

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trả lời chất vất tại Hội trưởng Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết mô hình “3 tại chỗ” chỉ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng trong thời gian ngắn và không áp đặt cho các doanh nghiệp mà do các doanh nghiệp và địa phương xem xét áp dụng.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trước Việt Nam, các nước Singapore, Malaysia đã áp dụng mô hình này. Sau đó, khi dịch bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, 2 địa phương này cũng đã áp dụng. Tuy nhiên, Nhà nước không áp đặt mô hình với doanh nghiệp mà điều hành trên nguyên tắc đảm bảo an toàn mới sản xuất để doanh nghiệp và địa phương chủ động lựa chọn.

Về làn sóng “di chuyển kép” - người lao động về quê tránh dịch, một bộ phận lao động chân tay đơn thuần bị đảo thải trong cuộc cách mạng công nghiêp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp. Theo dự báo, thời gian tới, 30% công việc yêu cầu kỹ năng lao động phải nâng lên.

Chúng ta đề ra mục tiêu đến năm 2030 có 40 - 45% lao động có chứng cử, bằng cấp đào tạo, Bộ trưởng cho rằng, đây là chỉ tiêu rất khó, phải quyết liệt thực hiện, tập trung vào việc đào tạo tại doanh nghiệp mới làm được.

Về chủ trương đào tạo lao động chất lượng cao, Bộ trưởng cho biết, Trung ương đã đồng ý chủ trương lập 80 trường đào tạo chất lượng cao trong nhiệm kỳ này, tập trung vào những ngành, lĩnh vực đang thiếu lao động, phân bố ở 3 khu vực trọng tâm.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đào tạo nghề cũng sẽ được thiết kế theo hướng mở, học tập suốt đời; triển khai hợp tác công tư trong đào tạo nghề. Việc này có ý nghĩa quan trọng khi Nhà nước xác định con người là trung tâm, là động lực cho phát triển.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong 5 năm tới, ngành giáo dục cũng như hệ thống đào tạo nghề phải đạt được bước tiến nổi bật so với hiện tại.

Chuyên đề