Chính phủ tạo điều kiện để liên kết trí tuệ Việt trong và ngoài nước

(BĐT) - Đánh giá cao Sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát triển Mạng lưới và Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để các trí thức người Việt ở nước ngoài tham gia trực tiếp vào các dự án, chương trình khoa học công nghệ.
Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.

Trong khuôn khổ Chương trình Kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam, sáng ngày 19/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ người Việt tiêu biểu ở nước ngoài.

Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.

Sử dụng trí tuệ Việt phát triển công nghệ cho người Việt

“Tôi cam kết đồng hành, đóng góp cho Chính phủ trong xây dựng hệ sinh thái 4.0 mà không cần Chính phủ trả thù lao”, GS. Nghiêm Đức Long (Giám đốc Trung tâm Công nghệ nước và nước thải Australia), chia sẻ tại cuộc gặp. Đó không chỉ là mong muốn của một cá nhân, các chuyên gia, nhà khoa học trẻ đều thể hiện cùng một nguyện vọng, một mục tiêu là hướng về Tổ quốc, đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần sử dụng trí thức Việt để phát triển công nghệ cho người Việt Nam bởi nhiều công nghệ ở nước ngoài về Việt Nam không hoạt động được, hay muốn hoạt động thì phải dựa vào chuyên gia nước ngoài. Các ý kiến cũng thể hiện sẵn sàng tham gia vào việc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ cho đất nước, truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm làm việc ở các nước phát triển cho đội ngũ nhân lực trong nước.

Cho rằng không ai hiểu Việt Nam bằng người Việt Nam, TS. Trịnh Toàn (Tiến sĩ trong lĩnh vực Kỹ thuật dân dụng và môi trường, Hoa Kỳ) mong muốn thúc đẩy liên kết giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước để cùng kết nối tri thức, giải các bài toán phát triển đất nước. Theo TS. Toàn, để tăng cường kết nối, cần có nhiều dự án để những chuyên gia, nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia và Chính phủ có hệ thống dữ liệu mở, chia sẻ dữ liệu.

Làm việc trong lĩnh vực robot và tự động hóa, TS. Phạm Quang Cường, giảng viên Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) rất mong muốn hợp tác, tham gia các dự án, nhà máy công nghiệp tại Việt Nam để phát triển các robot “Made in Việt Nam”.

Rất nhiều chia sẻ được gửi tới Thủ tướng trong cuộc gặp mặt này. Nổi bật lên đó là tình yêu với Tổ quốc, mong muốn được chung tay phát triển đất nước và kỳ vọng Chính phủ có thêm chính sách tạo điều kiện để những nhà khoa học ở nước ngoài có cơ hội đóng góp sức mình cho quê hương.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm.

Chính phủ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt phát huy kiến thức

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tầng lớp trí thức và cho biết, trong các chuyến công tác ở nước ngoài, ông đều gặp gỡ trí thức người Việt Nam và rất cảm động khi thấy không chỉ những người lớn tuổi mà cả những người trẻ tuổi đều thể hiện tâm huyết với đất nước.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn quan tâm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, coi cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó cốt lõi là dữ liệu lớn, nền tảng mở, trí tuệ nhân tạo, robot… là cơ hội lớn cần tranh thủ tối đa, để nâng cao hiệu quả, hiệu suất của nền kinh tế.

Khẳng định không có đổi mới sáng tạo thì không thể phát triển được, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang xây dựng Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 với tinh thần chủ động, quyết liệt để sánh vai với các cường quốc về công nghệ.

Chính phủ tạo điều kiện để liên kết trí tuệ Việt trong và ngoài nước ảnh 3

Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.

Để thực hiện Chiến lược này, Chính phủ đã xác định rõ việc xây dựng nguồn nhân lực 4.0, hệ sinh thái 4.0 và quan tâm cả văn hóa 4.0, một vấn đề lớn. Nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia trong và ngoài nước, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm phát triển đất nước, làm sao kết hợp được trí thức ngoài nước và trong nước.

Đánh giá cao Sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát triển Mạng lưới, không chỉ trong ngày hôm nay, trong tuần này mà tổ chức thường xuyên hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần nhiều trung tâm, cần nhiều mạng lưới tri thức đổi mới sáng tạo để làm nền tảng thúc đẩy giá trị và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ quan tâm đến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực với các nhà khoa học, các cơ sở khoa học công nghệ trong nước và tiếp tục xây dựng sáng kiến hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kể cả khung pháp lý cho mô hình kinh tế số, đặc biệt là giải pháp phát triển trung tâm sáng tạo sắp hình thành tại một số khu công nghệ cao. Qua đó, trí thức Việt ở khắp nơi trên thế giới đều có thể đóng góp được tài năng, sức lực, trí tuệ cho đất nước.

Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.

Thủ tướng cũng mong muốn các chuyên gia, trí thức tiếp tục đóng góp xây dựng thành công Chính phủ  điện tử để chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có hiệu quả hơn.

Sau buổi gặp mặt, chiều ngày 19/8, trong khuôn khổ Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo, Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam chính thức được công bố. Lãnh đạo Chính phủ cũng có sẽ phiên đối thoại với các nhà khoa học.

Chuyên đề