Kỷ luật “sắt” thúc giải ngân đầu tư công Vĩnh Phúc về đích

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Nhờ quyết liệt triển khai các giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy giải ngân đầu tư công, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, 10 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 67,3% kế hoạch vốn Trung ương giao, cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước (46,44%). Nhiều công trình, dự án trọng điểm đã được khánh thành và đi vào hoạt động.
10 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 4.670 tỷ đồng, bằng 67,3% kế hoạch vốn Trung ương giao
10 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 4.670 tỷ đồng, bằng 67,3% kế hoạch vốn Trung ương giao

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của Tỉnh là 10.376,946 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022), trong đó, kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 6.937,4 tỷ đồng, còn lại là vốn của địa phương giao bổ sung. Tính đến nay, tổng số vốn đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân là 7.901,435 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công do cấp tỉnh quản lý đã giao chi tiết là 3.952,272 tỷ đồng (đạt 100%).

10 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 4.670,061 tỷ đồng, bằng 67,3% kế hoạch vốn Trung ương giao. Trong đó, vốn đầu tư công do các đơn vị cấp tỉnh thực hiện đạt 50,1% kế hoạch; vốn đầu tư công do các đơn vị cấp huyện, xã thực hiện (bao gồm cả vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ) đạt 71,9% kế hoạch.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP. Lãnh đạo UBND Tỉnh liên tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư, UBND các huyện, thành phố đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án; thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin và kịp thời cho ý kiến, giải quyết vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, trong đó tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thi công công trình và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện của các dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập 3 tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công do Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm tổ trưởng và thành viên là các sở, ngành. Các tổ công tác thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án theo quy định; phân công lãnh đạo UBND Tỉnh chỉ đạo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công của các dự án trọng điểm; tổ chức nhiều hội nghị giao ban về đầu tư công, theo chuyên đề, lĩnh vực và chung cả tỉnh; thường xuyên rà soát, kiểm tra, đẩy nhanh công tác nghiệm thu, quyết toán, không để dồn vào cuối năm. Định kỳ hằng tháng, Chủ tịch UBND Tỉnh chủ trì họp nghe báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công; làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giải ngân; kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị.

Giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đạt kết quả tích cực

Giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đạt kết quả tích cực

Trong các văn bản chỉ đạo điều hành, UBND tỉnh Vĩnh Phúc luôn yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, ban quản lý dự án, UBND cấp huyện và các chủ đầu tư phải đề ra giải pháp và ban hành kế hoạch cụ thể triển khai các dự án đầu tư công. Cụ thể, phải tổ chức lập kế hoạch chi tiết cho từng dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến triển khai thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán, đảm bảo phù hợp tiến độ chung của dự án theo quy định. Phân công lãnh đạo, cán bộ theo dõi chỉ đạo, điều hành công việc từ khâu lập, thẩm định hồ sơ dự án - thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến triển khai thi công, đảm bảo phù hợp tiến độ và đúng quy định, căn cứ vào đó để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Đối với các đơn vị giải ngân không đạt chỉ tiêu, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh, đồng thời bị xử lý trách nhiệm nếu không giải ngân hết số vốn được giao.

Nhờ kỷ cương và kỷ luật “sắt” trong giải ngân đầu tư công, các chủ đầu tư và ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh Vĩnh Phúc luôn chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện nơi có dự án để đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tăng cường họp giao ban định kỳ hàng tháng, quý với các nhà thầu để nắm sát tình hình thực hiện dự án, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc.

Nhờ đó, giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều dự án trọng điểm của Tỉnh đạt kết quả tích cực. Chẳng hạn, Dự án Xây dựng cầu Vĩnh Phú qua sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ (tổng mức đầu tư 540,393 tỷ đồng) đến nay đã giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao năm 2022 là 218,96 tỷ đồng (trong đó vốn kế hoạch năm 2022 là 120,657 tỷ đồng, vốn chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022 là 98,303 tỷ đồng). Một dự án khác tính đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2022 là Dự án Mở rộng đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh. Dự án được khởi công ngày 31/8/2022, kế hoạch vốn được giao là 194,303 tỷ đồng, trong đó kế hoạch giao năm 2022 là 160 tỷ đồng, nguồn vốn chuyển từ năm 2021 sang năm 2022 là 34,303 đồng…

Chuyên đề