Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đang được tỉnh Sóc Trăng đốc thúc đẩy nhanh tiến độ. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Sóc Trăng: Nhiều giải pháp thúc tiến độ giải ngân đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, nhằm tăng cường hiệu quả, tăng tốc giải ngân đầu tư công, Tỉnh chú trọng thực hiện nhiều giải pháp. Đặc biệt, Tỉnh tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất nhằm hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, giá trị giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 845 tỷ đồng, bằng 11,05% kế hoạch vốn. Ảnh minh họa: Tiên Giang

An Giang đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, Tỉnh đã thành lập 3 đoàn công tác nhằm tiến hành kiểm tra hàng tháng các công trình, dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công.
Thi công cống âu Nguyễn Tấn Thành thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây. Ảnh: Ngọc Tuấn

Các dự án thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long: Vốn tăng gần 10 lần, vẫn quyết tâm giải ngân 100% Đầu tư công

(BĐT) - Trong nỗ lực ngăn mặn, trữ ngọt, chống triều cường, sạt lở, nhiều dự án thủy lợi tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được tăng tốc xây dựng. Các công trình này không chỉ đóng góp quan trọng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tăng giá trị ngành nông nghiệp, cải thiện sinh kế cho nông dân, mà còn góp phần tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công, thúc đẩy kinh tế vùng Tây Nam Bộ phát triển.
Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc là công trình được bố trí lượng vốn đầu tư công lớn của tỉnh Quảng Ngãi (khoảng 1.500 tỷ đồng). Ảnh: Hà Minh

Quảng Ngãi: Nhẹ nỗi lo giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Đầu tư công

(BĐT) - Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022 đã đưa Quảng Ngãi vào Top 10 địa phương giải ngân đầu tư công tốt nhất trên cả nước. Nỗi lo chậm tiến độ đã vơi nhẹ trên vai lãnh đạo Tỉnh và thay vào đó là những giải pháp quyết liệt hướng đến mục tiêu về đích 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đúng hẹn 31/12/2022.
Nhiều dự án lớn tại Bình Dương được tăng vốn trong kỳ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 và trung hạn 2021 - 2025. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Bình Dương điều chỉnh kế hoạch đầu tư công: Hướng dòng vốn vào dự án hấp thụ tốt, hiệu quả Đầu tư công

(BĐT) - Tỉnh Bình Dương vừa lên phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 và trung hạn 2021 - 2025. Trong kỳ điều chỉnh này, có 191 dự án được tăng vốn với tổng giá trị hơn 10 nghìn tỷ đồng, 218 dự án được điều chỉnh giảm vốn hơn 3.304 tỷ đồng. Qua đó, Bình Dương kỳ vọng hướng dòng vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm, hấp thụ vốn tốt, góp phần thực hiện thành công kế hoạch đầu tư công năm 2022 và các năm tiếp theo.
Đến hết tháng 9/2022, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh An Giang ước đạt hơn 2.648 tỷ đồng, tương ứng 37,49% kế hoạch. Ảnh minh họa: Thế Linh

An Giang “chạy nước rút” giải ngân vốn đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Tỉnh An Giang đang tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV/2022 để hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công. Do kết quả giải ngân 3 quý đầu năm chưa được như kỳ vọng, UBND Tỉnh đã chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt cho giai đoạn nước rút.
Dự án thành phần 3 Xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Đồng Nai dài 11,26 km với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 2.584 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Song Lê

Vành đai 3 TP.HCM qua tỉnh Đồng Nai: Nảy sinh vướng mắc phương án nút giao Đầu tư công

(BĐT) - Dự án thành phần 3 Xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Đồng Nai với chiều dài 11,26 km và tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 2.584 tỷ đồng hiện nảy sinh vướng mắc liên quan đến phương án đầu tư các nút giao trên tuyến. Vướng mắc này cần nhanh chóng tháo gỡ để không ảnh hưởng tới tiến độ khởi công Dự án trước ngày 30/6/2023.
Năm 2022, tỉnh Bình Dương bố trí hơn 4.800 tỷ đồng để thực hiện 39 dự án trọng điểm, trong đó hơn một nửa dành cho các dự án giao thông. Ảnh: Song Lê

Các dự án đầu tư công trọng điểm tại Bình Dương: Hàng nghìn tỷ đồng chưa thể giải ngân Đầu tư công

(BĐT) - Theo số liệu mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bình Dương, hiện hàng nghìn tỷ đồng bố trí cho 39 dự án trọng điểm trong kế hoạch năm 2022 vì nhiều lý do chưa thể giải ngân. Một nguồn lực lớn được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch chưa được sử dụng hiệu quả khiến Chính quyền Bình Dương sốt ruột, còn người dân thì mòn mỏi ngóng các dự án đi vào phục vụ cuộc sống.
Dự án Phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (khu vực xã Long Thuận và Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự). Ảnh: Ngọc Tuấn

Đồng Tháp quyết liệt gỡ lực cản đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Báo cáo kết quả giải ngân của một số chủ đầu tư được giao vốn đầu tư công lớn của tỉnh Đồng Tháp cho thấy, tốc độ giải ngân trong tháng 7/2022 có sự tăng tốc mạnh. Đồng thời, tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh cũng duy trì đà tăng qua từng tháng. Theo đó, Đồng Tháp đang tiếp tục quyết liệt gỡ lực cản, tăng tốc giải ngân hết số vốn đầu tư công bố trí trong năm.
Đến ngày 30/6/2022, 7/8 dự án y tế được bố trí vốn kế hoạch năm 2022 tại Quảng Ninh chưa giải ngân được kế hoạch vốn. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Quảng Ninh: Gỡ khó giải ngân đầu tư công lĩnh vực y tế Đầu tư công

(BĐT) - Là địa phương luôn có nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong giải ngân đầu tư công, 6 tháng đầu năm 2022, Quảng Ninh vẫn trong danh sách những tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước. Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Quảng Ninh, việc giải ngân vẫn chưa đạt theo chỉ đạo của Tỉnh, do nhiều nguyên nhân.
Dự án Hồ chứa nước Sông Than có tổng mức đầu tư điều chỉnh 1.040,658 tỷ đồng, sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách trung ương. Ảnh: NC st

Các dự án trọng điểm tại Ninh Thuận: Trễ tiến độ, đội vốn Đầu tư công

(BĐT) - Tính đến hết ngày 25/6/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 31,6% kế hoạch năm, con số này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 50,8% của cùng kỳ năm trước. Kết quả giải ngân không đạt như kỳ vọng một mặt xuất phát từ vướng mắc của loạt dự án trọng điểm chiếm tỷ trọng vốn lớn, trong đó, có những dự án chuyển tiếp được thực hiện từ năm 2017 đến nay vẫn chưa thể cán đích sau nhiều lần được gia hạn.
Tổng mức đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật cụm y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) được điều chỉnh từ 400 tỷ đồng thành hơn 1.198 tỷ đồng. Ảnh: NC st

Dự án đầu tư xây dựng ngành y tế và giáo dục TP.HCM: Giải ngân ì ạch, tăng mức đầu tư Đầu tư công

(BĐT) - Trong khi các dự án đầu tư xây dựng ngành y tế tại TP.HCM có tỷ lệ giải ngân thấp nhất trong 10 năm qua, thì nhiều dự án ngành giáo dục phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư tới 30% để sát với dự toán hiện tại. Đây là một trong những lý do dẫn tới giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM đạt thấp.
Thi công Dự án Đường Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu (TP. Phú Quốc, Kiên Giang). Ảnh: Ngọc Tuấn

Các dự án giao thông tại Kiên Giang: Gỡ vướng mặt bằng, tăng tốc giải ngân Đầu tư công

(BĐT) - Chỉ sau hai tháng 5 và 6, tiến độ đầu tư xây dựng các dự án giao thông tại Kiên Giang đã cải thiện rõ nét. Tỷ lệ giải ngân từ 3,66% kế hoạch năm (cuối tháng 4) tăng lên 38,7% (tính đến cuối tháng 6). Vướng mắc về mặt bằng dần được tháo gỡ giúp nguồn vốn đầu tư công chảy mạnh vào các dự án giao thông.
Nhiều dự án đầu tư công tại Cao Bằng đang gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Ảnh: NC st

Giải ngân đầu tư công trì trệ, Cao Bằng kiên quyết xử lý nghiêm nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng công trình Đầu tư công

(BĐT) - Hết quý II/2022, Cao Bằng vẫn nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp của cả nước. Trong khi đó, kế hoạch vốn được bố trí năm 2022 của Tỉnh tăng cao hơn những năm trước. Nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm, Cao Bằng đang triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Nhiều đơn vị tại Lai Châu có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 50% kế hoạch. Ảnh: Tường Lâm

Lai Châu tự tin cán đích giải ngân đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Tính đến ngày 15/6/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) của tỉnh Lai Châu đạt 45,2%, cao hơn mức trung bình của cả nước. Với kết quả này, dự báo đến cuối tháng 9/2022, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC của Tỉnh sẽ vượt mức 60%, đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Chuyên đề