Ngành vật liệu xây dựng vượt khó đón cơ hội phục hồi “hậu” Covid-19

(BĐT) - Bất động sản được kỳ vọng là một trong những lĩnh vực có thể sớm phục hồi sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát nhờ vào các giải pháp hỗ trợ tích cực của Chính phủ và tiềm năng còn lớn. Điều này tiếp tục mở ra cơ hội mới đầy triển vọng kích cầu các ngành liên quan như xây dựng, vật liệu xây dựng.

Đón đầu sự phục hồi

Song song với nhiệm vụ hàng đầu chống dịch, các kịch bản phục hồi kinh tế hậu Covid-19 cũng đang được Chính phủ xúc tiến xây dựng ở các cấp ngành và địa phương để sẵn sàng vực dậy đón cơ hội mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh hiện nay, các cấu trúc kinh tế (sản xuất, thương mại, đầu tư...) và trật tự thế giới sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi sâu sắc. Rõ ràng, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đang thực hiện lâu nay, bổ sung các ngành nghề, chuỗi cung ứng mới, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh... nhằm đủ sức tham gia ngay các trật tự mới.

Ngành vật liệu xây dựng có thể sớm phục hồi sau đại dịch

Dự cảm về tương lai của thị trường, nhiều chuyên gia nhận định, các ngành nghề “xương sống” như bất động sản hay một số ngành mũi nhọn có khả năng chống chịu tốt như chế tạo, chế biến, xây dựng có thể sớm khởi động trở lại.

Đơn cử bất động sản là một trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, nhưng theo ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vẫn có rất nhiều điểm sáng và đây sẽ là ngành hứa hẹn phục hồi sớm nhất sau dịch. Triển vọng này đến từ các yếu tố bệ đỡ có thể kể đến: hàng loạt chính sách hỗ trợ của Chính phủ, sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam an toàn trong mắt nhà đầu tư quốc tế, từ tốc độ đô thị hóa nhanh tạo ra nguồn cầu nhà ở lớn bất chấp dịch bệnh và nhu cầu lớn từ du lịch sau một thời gian bị cách ly…

Sự khởi động trở lại nhanh chóng của thị trường bất động sản chắc chắn sẽ kéo theo một loạt chuỗi cung ứng liên quan như xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất trang thiết bị nội thất…

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng trước cuộc chơi mới

Nhằm chuẩn bị tốt cho kế hoạch phục hồi, một số doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong nước cũng đang chủ động triển khai giải pháp nâng cao sức mạnh nội tại để đủ sức đón đầu “cuộc chơi” mới hậu Covid.

Trong đó, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm là giải pháp tối ưu mà nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng quan tâm hướng tới tăng trưởng xanh bền vững. Đây là xu hướng được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm của vật liệu xây dựng tới môi trường.

Nắm bắt nhu cầu này, FLC STONE là một trong các doanh nghiệp vật liệu xây dựng nổi bật đã kịp thời trang bị hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại, tạo nên hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ khép kín từ khai thác – sản xuất – phân phối – thi công hoàn thiện sản phẩm đá tự nhiên tại Việt Nam.

Đá marble FLC STONE ốp lát tại khách sạn FLC Grand Hotel Ha Long

Bên cạnh các mỏ đá đang khai thác tại núi Loáng, núi Bền và mỏ đá Hà Lĩnh, mới đây FLC STONE đã chính thức được cấp phép khai thác mỏ đá Ngọc Lặc, nâng tổng số mỏ đá khai thác tại Thanh Hóa lên 4 mỏ. Cùng với 2 nhà máy sản xuất đá công suất hơn 4.000m2/năm, trang bị hệ thống công nghệ hiện đại hàng đầu của Italia đã giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Các nhà máy được vận hành theo mô hình sản xuất “xanh”, thông qua việc sử dụng hệ thống máy cắt đá, máy đánh bóng ứng dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu xử lý bụi đá, không gây ô nhiễm không khí mà vẫn đảm bảo sản phẩm giữa được vẻ đẹp nguyên sơ.

Sản phẩm đá tự nhiên của FLC STONE ngày càng đáp ứng được yêu cầu khắt khe về kĩ thuật, thẩm mỹ của các đơn hàng xuất khẩu cũng như khả năng cung cấp số lượng lớn cho các dự án xây dựng quy mô trong nước.

Bên cạnh đó, FLC STONE cũng nhận thi công lắp đặt, hoàn thiện nhiều hạng mục nội - ngoại thất cho các công trình hạ tầng - xã hội, bất động sản. Cuối năm 2019 đầu 2020, doanh nghiệp tiếp tục trúng thầu cung cấp và thi công đá marble tự nhiên cho nhiều dự án lớn như: JW Mariott Courtyard Đà Nẵng (Tập đoàn Alphanam), The Manor Crown Huế (Tập đoàn Bitexco), Eurowindow River Park (Tập đoàn Euro Window, The Golden Armor (Tổng công ty 36 Bộ Quốc Phòng)…

Việc tiếp tục trở thành đối tác cung ứng đá tự nhiên cho nhiều dự án bất động sản lớn và tham gia năng động trên nhiều lĩnh vực xuất khẩu, kinh doanh thương mại… đã tạo nền tảng vững chắc để FLC STONE duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nhanh chóng “nhập cuộc” sau khi đại dịch chấm dứt.

Chuyên đề