Thách thức triển khai Dự án Điện khí LNG Hải Lăng (Quảng Trị)

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đến nay, tổ hợp nhà đầu tư gồm các đối tác quốc tế và nhà đầu tư trong nước là Tập đoàn T&T đã phát triển và khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Điện khí LNG Hải Lăng (Quảng Trị). Dự án có tổng vốn đầu tư rất lớn, lên tới 55.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng thuộc Tập đoàn T&T

Ông Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng thuộc Tập đoàn T&T

Dự án gồm nhiều giai đoạn triển khai với nhiều cấu phần luôn biến động và tiềm ẩn rủi ro như: nguồn khí, biến động giá, khối lượng thi công lớn và kéo dài trong nhiều năm… nên có thể phải đối mặt không ít khó khăn.

Bên cạnh đó, giá khí LNG đang trong giai đoạn tăng rất mạnh cũng gây khó khăn trong việc xác định hiệu quả dự án, đàm phán giá điện khi ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA).

Việc huy động vốn cho dự án điện lớn như LNG Hải Lăng cũng là vấn đề khi mà Luật PPP mới đã bãi bỏ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ phía Chính phủ cho các doanh nghiệp cũng như bãi bỏ cam kết chuyển đổi ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam. Các dự án nhiệt điện khí LNG thuộc dạng nhà máy điện độc lập cũng sẽ phải tuân theo một hợp đồng PPA mẫu được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Theo đó, nhà máy điện sẽ phải cạnh tranh trên thị trường bán buôn và chỉ được bao tiêu với sản lượng hạn chế từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Điều này vô hình chung gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc huy động vốn khi các nhà tài trợ luôn đòi hỏi phải có bao tiêu sản phẩm với tỷ lệ cao, thời gian đủ dài từ phía EVN và các cơ quan Chính phủ để đảm bảo hiệu quả tài trợ vốn.

Để tháo gỡ, Bộ Công Thương và EVN nên cân nhắc hợp đồng mua bán điện (PPA) phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tế phát triển các dự án nguồn điện của Việt Nam nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư xác định được hiệu quả rõ ràng trong một thời gian nhất định.

Chuyên đề