Tạo vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ là yêu cầu cấp thiết để bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu, mà còn là bước đi chiến lược nhằm xây dựng vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.
Các học viên được trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo thiết kế vi mạch. Ảnh: Trương Gia
Các học viên được trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo thiết kế vi mạch. Ảnh: Trương Gia

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thông điệp này tại Lễ bế giảng Chương trình đào tạo thiết kế vi mạch kết hợp tọa đàm Phát huy vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế hiện đại, là “trái tim” của cuộc cách mạng công nghệ, cơ sở cho sự phát triển của nhiều ngành công nghệ cao.

Chúc mừng các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, Bộ trưởng tin tưởng, những kiến thức, kỹ năng và các sáng kiến đột phá của học viên sẽ góp phần khẳng định năng lực trên thị trường nhân lực công nghệ toàn cầu và tô đậm tên tuổi của Việt Nam trong bản đồ bán dẫn thế giới.

Chương trình Thiết kế vật lý vi mạch VLSI cơ bản là một hoạt động cụ thể để Việt Nam chủ động triển khai Đề án “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” nhằm thực hiện mục tiêu trên. Khóa đào tạo do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp với Tập đoàn FPT, Tổ chức Tresemi từ Silicon Valle, Tập đoàn Cadence cùng sự hỗ trợ của các trường đại học trong lĩnh vực bán dẫn tổ chức. Hiện có gần 20 học viên Việt Nam được nhận làm việc tại các tập đoàn lớn về thiết kế vi mạch như Marvell, Synopsys, FPT, Faraday, Samsung...

Chuyên đề