Quốc thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chiều 19/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 với 473 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,75% tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 với đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Ảnh: Quốc hội
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 với đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Ảnh: Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021. Các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021 của Chính phủ và Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước; các ý kiến góp ý cụ thể chủ yếu liên quan đến việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính không nghiêm, nhiều tồn tại, hạn chế trong lập, chấp hành, quyết toán NSNN kéo dài nhiều năm cần chấn chỉnh khắc phục. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến đại biểu Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày tóm tắt Báo cáo tiếp thu, giải trình về quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Ảnh: Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày tóm tắt Báo cáo tiếp thu, giải trình về quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Ảnh: Quốc hội

Trình bày tóm tắt Báo cáo tiếp thu, giải trình về quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc gia thực hiện chưa nghiêm; nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm đã được nêu trong báo cáo kiểm toán quyết toán và báo cáo thẩm tra chưa được khắc phục. Đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp, giải pháp quyết liệt tăng cường kỷ luật, kỷ cương để khắc phục các tồn tại, hạn chế này; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nêu rõ những tồn tại, hạn chế chủ yếu trong lập, chấp hành, quyết toán NSNN tại Điều 1 và yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng NSNN; kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập dự toán thu tiền sử dụng đất; chấn chỉnh khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN; gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm;…

Quốc hội biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Ảnh: Quốc hội

Quốc hội biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Ảnh: Quốc hội

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đại biểu Quốc hội cho quyết toán số chi NSNN, số chi chuyển nguồn năm 2021 sang năm 2022 theo số liệu đề xuất của Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước. Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác các thông tin, số liệu quyết toán NSNN và khoản chi chuyển nguồn bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, phát hiện các khoản thu, chi, chuyển nguồn không đúng quy định sẽ xử lý theo quy định tại Điều 73 Luật NSNN.

Sau khi nghe trình bày báo cáo, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021 với 473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 95,75% tổng số đại biểu Quốc hội.

Kết quả biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Ảnh: Nguyễn Thủy

Kết quả biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Ảnh: Nguyễn Thủy

Theo đó, Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021; tổng số chi cân đối NSNN; bội chi NSNN bằng 2,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán NSNN năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng NSNN thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán NSNN, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán NSNN; có các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Chuyên đề