Ồ ạt trả mặt bằng lần 2, "cú đấm bồi" khiến thị trường bán lẻ chao đảo

0:00 / 0:00
0:00
Vừa có những tín hiệu khởi sắc, việc bùng phát trở lại của dịch bệnh đã khiến xuất hiện làn sóng trả mặt bằng lần 2. Nhiều người cho rằng, về quy mô, mức độ, làn sóng này sẽ còn nghiêm trọng hơn.

"Đất vàng" cũng ế khách!

Treo biển cho thuê căn nhà 33m2 trên phố Hàng Bài (Hà Nội) gần 2 tháng, bà Thùy (53 tuổi) vẫn không tìm được khách thuê. Nằm trên “đất vàng”, con phố kinh doanh sầm uất bậc nhất Hà Nội, căn nhà của gia đình bà Thùy từng chưa bao giờ lo ế khách.

Hộ kinh doanh này chưa chuyển đi đã có hộ kinh doanh khác đến thương lượng ký hợp đồng đặt cọc. Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến mọi chuyện đảo ngược hoàn toàn.

“Dù đã giảm giá 50% từ 65 triệu đồng xuống còn 30 triệu đồng/tháng, và miễn phí 2 tháng đầu tiền nhà nhưng tôi cũng không tìm được khách thuê mới”, bà Thùy nói.

Dịch bệnh tái diễn đã khiến làn sóng trả mặt bằng diễn ra ồ ạt, trên nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội các cửa hàng kinh doanh đóng cửa hàng loạt.

Dịch bệnh tái diễn đã khiến làn sóng trả mặt bằng diễn ra ồ ạt, trên nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội các cửa hàng kinh doanh đóng cửa hàng loạt.

Nhận được cuộc gọi hỏi thông tin thuê nhà trên phố hàng Bông (Hà Nội), anh Huy (36 tuổi, môi giới nhà đất) nhiệt tình tư vấn nhưng rồi lại phải tắt điện thoại trong thất vọng.

“Khách hẹn sẽ gọi lại sau nhưng tôi hiểu đến 90% là giao dịch sẽ không thực hiện được”, anh Huy nói.

Môi giới nhà đất này cho biết, vắng bóng khách quốc tế, việc kinh doanh tại khu vực phố cổ trở nên ảm đạm.

Mặt bằng thuê cao trong khi đó cửa hàng lại ế ẩm khách nên không nhiều người mặn mà

Mặt bằng thuê cao trong khi đó cửa hàng lại ế ẩm khách nên không nhiều người mặn mà

Trước đây giá thuê trên các tuyến phố như: Hàng Gai, Hàng Bè, Mã Mây, Hàng Dầu... luôn dao động từ 2-2,5 triệu đồng/m2 tùy vị trí, thì nay đã giảm 50-60% nhưng vẫn không mấy ai mặn mà. Gần 2 tháng nay, anh Huy chưa “chốt” được hợp đồng thuê nhà nào thành công.

“Trước khi có dịch, một tháng tôi có thể làm được 3-4 hợp đồng là bình thường, nhà vừa đăng cho thuê, khách đã gọi “ào ào” hỏi thông tin. Nhưng bây giờ thì rất hiếm, cả tháng chỉ 1-2 cuộc gọi nhưng hầu hết là khách hỏi giá xong cúp máy”, anh Huy thở dài.

“Cú đấm bồi” vào thị trường mặt bằng bán lẻ

Thực tế, sau khi kết thúc đợt giãn cách xã hội vào đầu tháng 5, thị trường bán lẻ tại Hà Nội đã bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc. Một số mặt bằng cho thuê đã có khách hỏi thuê trở lại.

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng được phát hiện khiến cho làn sóng trả mặt bằng lại tái diễn. Tình hình thị trường kinh doanh không mấy lạc quan, nhiều nhà đầu tư đã từ bỏ dự định mở cửa trở lại.

Nhiều cửa hàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) đóng cửa, treo biển cho thuê.

Nhiều cửa hàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) đóng cửa, treo biển cho thuê.

Tại Hà Nội, quy mô của làn sóng này còn lan rộng ra nhiều tuyến phố khác thuộc các quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ liêm, Hoàng Mai...

Kinh doanh ảm đạm, đóng cửa hàng loạt cửa hàng cũng diễn ra tương tự tại TP. Hồ Chí Minh đặc biệt là tại các tuyến phố tập trung đông khách du lịch như: Bùi Viện, đường Nguyễn Văn Linh...

Theo chuyên gia BĐS Phan Công Chánh cho biết, việc xuất hiện làn sóng thứ 2 như một “cú đấm bồi” vào thị trường mặt bằng bán lẻ vốn chỉ mới vừa gượng dậy sau đợt tổn thất đầu tiên do tác động của dịch Covid-19.

Thị trường mặt bằng bán lẻ đã phải chịu sụt giảm đến 15-20% giá bình quân so với thời điểm trước dịch.

Hàng loạt mặt bằng cho thuê đồng loạt trả ồ ạt trên các tuyến đường “hot” nhất tại các thành phố lớn hiện nay đã phản ánh trung thực nhất về những gì đang thực sự diễn ra. Chuyên gia này cũng cho rằng, làn sóng trả mặt bằng sẽ còn diễn ra tiếp tục trong thời gian ít nhất 3-6 tháng tới.

“Hầu hết thị trường hàng hoá đều có tính chu kỳ đặc biệt là bất động sản. Trong điều kiện đại dịch, điều này được phản ánh rõ nét hơn, nhất là trong pha suy thoái. Mặt bằng bán lẻ không nằm ngoài xu hướng này. Thị trường mặt bằng bán lẻ đang chịu một cơn đau, trước khi có sự lột xác ngoạn mục trở lại trong một trạng thái bình thường mới. Ở đó vai trò của người đi thuê mặt bằng bán lẻ nói riêng và bất động sản nói chung được đặt cân bằng hơn trong quan hệ thuê - cho thuê”, ông Chánh nhìn nhận.

Các chuyên gia cho rằng, sự phục hồi của mặt bằng bán lẻ phụ thuộc vào thời điểm dịch bệnh kết thúc.

Các chuyên gia cho rằng, sự phục hồi của mặt bằng bán lẻ phụ thuộc vào thời điểm dịch bệnh kết thúc.

Ở thời điểm hiện tại, rất khó để đưa ra dự đoán chính xác bao giờ mặt bằng cho thuê mới trở lại ổn định, do còn bị phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới.

Góc nhìn tích cực trong đại dịch lần này là giúp cho cả chủ nhà lẫn bên thuê nhìn rõ được tính chu kỳ của thị trường. Nhiều chủ nhà đang bán tháo đợt này để trả mặt bằng trong khi rất nhiều doanh nhân kinh doanh dựa trên mặt bằng bán lẻ cũng đã phải có sự nhìn nhận lại về mô hình kinh doanh của mình.

Trong bối cảnh này, theo ông Chánh, các chủ thuê cần tích cực hỗ trợ người đi thuê để cùng vượt qua giai đoạn này. Với những chủ thuê phải sử dụng đòn bẩy quá lớn, nợ vay quá nhiều thì nên mạnh dạn nghĩ đến chuyện bán bớt tài sản để cơ cấu lại nợ và chờ đợi cơ hội tốt hơn.

Trước đó, ông Lê Tuấn Bình, Trưởng bộ phận cho thuê thương mại - Savills Hà Nội cũng cho rằng, việc các nhà kinh doanh đưa ra quyết định thuê mới mặt bằng gần như sẽ chỉ xảy ra vào giai đoạn cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021 khi thị trường bán lẻ rõ ràng hơn về khả năng phục hồi.

Chuyên đề