Cận cảnh khu 'đất vàng' hãng phim truyện Việt Nam bị 'thúc' thu hồi sau cổ phần hóa

Phó Thủ tướng vừa chỉ đạo UBND TP Hà Nội khẩn trương thu hồi lô "đất vàng" tại số 4 Thụy Khuê (quận Tây Hồ) liên quan đến kết luận thanh tra sau cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Lô đất này có diện tích sử dụng gần 5.500 m2, nơi đây từng là "đại bản doanh" của Hãng phim truyện Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Theo đó, sau khi nghe ý kiến báo cáo của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo UBND TP Hà Nội khẩn trương thu hồi cơ sở nhà đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ; UBND TPHCM xử lý, thu hồi cơ sở nhà đất tại số 6 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1 theo đúng Kết luận thanh tra số 447 ngày 30/3/2018 và số 1412 ngày 23/8/2018 của TTCP.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Theo đó, sau khi nghe ý kiến báo cáo của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo UBND TP Hà Nội khẩn trương thu hồi cơ sở nhà đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ; UBND TPHCM xử lý, thu hồi cơ sở nhà đất tại số 6 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1 theo đúng Kết luận thanh tra số 447 ngày 30/3/2018 và số 1412 ngày 23/8/2018 của TTCP.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương thực hiện quy trình, thủ tục và thu hồi số cổ phần đã bán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư theo kết luận thanh tra của TTCP và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại các văn bản trước đó của Văn phòng Chính phủ; chủ động phối hợp với TTCP, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính để xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương thực hiện quy trình, thủ tục và thu hồi số cổ phần đã bán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư theo kết luận thanh tra của TTCP và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại các văn bản trước đó của Văn phòng Chính phủ; chủ động phối hợp với TTCP, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính để xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện.

TTCP kiểm tra, đôn đốc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

TTCP kiểm tra, đôn đốc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Được biết, tại khu "đất vàng" số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích sử dụng gần 5.500 m2, nơi đây là "đại bản doanh" của Hãng phim truyện Việt Nam.

Được biết, tại khu "đất vàng" số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích sử dụng gần 5.500 m2, nơi đây là "đại bản doanh" của Hãng phim truyện Việt Nam.

Nếu tính theo mức giá thị trường, đất mặt đường Thụy Khuê có giá dao động từ 200-250 triệu đồng/m2 thì khu "đất vàng" số 4 Thụy Khuê có giá trị tới hàng nghìn tỷ đồng.

Nếu tính theo mức giá thị trường, đất mặt đường Thụy Khuê có giá dao động từ 200-250 triệu đồng/m2 thì khu "đất vàng" số 4 Thụy Khuê có giá trị tới hàng nghìn tỷ đồng.

Nhiều hạng mục công trình tại lô đất số 4 Thụy Khê được xây dựng theo phong cách kiến trúc cũ.

Nhiều hạng mục công trình tại lô đất số 4 Thụy Khê được xây dựng theo phong cách kiến trúc cũ.

Bảng hiệu Hãng phim truyện Việt Nam đặt tại cổng vào bên trong khu đất số 4 Thụy Khuê.

Bảng hiệu Hãng phim truyện Việt Nam đặt tại cổng vào bên trong khu đất số 4 Thụy Khuê.

Bên trong khu đất số 4 Thụy Khuê vẫn đang được hãng phim sử dụng, còn một phần cho thuê lại.

Bên trong khu đất số 4 Thụy Khuê vẫn đang được hãng phim sử dụng, còn một phần cho thuê lại.

Một số xưởng sản xuất của Hãng phim truyện Việt Nam "cửa đóng than cài" từ lâu.

Một số xưởng sản xuất của Hãng phim truyện Việt Nam "cửa đóng than cài" từ lâu.

Nhiều hạng mục công trình xuống cấp, xập xệ sau nhiều năm sử dụng.

Nhiều hạng mục công trình xuống cấp, xập xệ sau nhiều năm sử dụng.

Nhiều mảng tường bong tróc, nứt toác trông rất nhếch nhác.

Nhiều mảng tường bong tróc, nứt toác trông rất nhếch nhác.

Thậm chí tường rào bao quanh vỡ chân, nghiêng đổ.

Thậm chí tường rào bao quanh vỡ chân, nghiêng đổ.

Trước đó, TTCP đã công bố kết luận thanh tra “công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam”. Theo kết quả thanh tra, Hãng phim truyện Việt Nam ký các hợp đồng cho thuê nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất và đồng ý cho đối tác (Cty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Sài Gòn) quản lý điều hành hoạt động cho thuê văn phòng hoặc thuê các công ty, tổ chức chuyên nghiệp quản lý điều hành tại số 6 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM là sai mục đích sử dụng, trái thẩm quyền.

Trước đó, TTCP đã công bố kết luận thanh tra “công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam”. Theo kết quả thanh tra, Hãng phim truyện Việt Nam ký các hợp đồng cho thuê nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất và đồng ý cho đối tác (Cty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Sài Gòn) quản lý điều hành hoạt động cho thuê văn phòng hoặc thuê các công ty, tổ chức chuyên nghiệp quản lý điều hành tại số 6 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM là sai mục đích sử dụng, trái thẩm quyền.

Trong quá trình quản lý sử dụng 4 cơ sở nhà, đất, Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai và chậm nộp tiền thuê đất đến thời điểm 30/9/2017.

Trong quá trình quản lý sử dụng 4 cơ sở nhà, đất, Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai và chậm nộp tiền thuê đất đến thời điểm 30/9/2017.

TTCP xác định: “Tại phương án cổ phần hóa và chuyển Cty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành công ty cổ phần, Hãng phim truyện Việt Nam xây dựng phương án sử dụng đất trong đó bao gồm cả toàn bộ diện tích 1.208m2 tại khu đất số 6 Thái Văn Lung, Quận 1, TPHCM và toàn bộ khu đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

TTCP xác định: “Tại phương án cổ phần hóa và chuyển Cty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành công ty cổ phần, Hãng phim truyện Việt Nam xây dựng phương án sử dụng đất trong đó bao gồm cả toàn bộ diện tích 1.208m2 tại khu đất số 6 Thái Văn Lung, Quận 1, TPHCM và toàn bộ khu đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Cũng theo TTCP, đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý về sở hữu các cơ sở nhà, đất để làm căn cứ xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuy nhiên, trước đó (ngày 30/12/2015), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4654/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành công ty cổ phần khi chưa có quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất.

Cũng theo TTCP, đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý về sở hữu các cơ sở nhà, đất để làm căn cứ xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuy nhiên, trước đó (ngày 30/12/2015), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4654/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành công ty cổ phần khi chưa có quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất.

Bên cạnh đó, việc quản lý tài sản, tiền vốn và hoạt động kinh doanh cũng như việc xác định giá trị thương hiệu của công ty này còn để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm. Điển hình, việc quản lý, theo dõi, hạch toán công nợ phải thu, phải trả tại công ty còn chưa đúng quy định; số tiền lương trả thiếu cho người lao động và số tiền lương đã chi thanh toán cho người lao động không đi làm chưa được hạch toán…

Bên cạnh đó, việc quản lý tài sản, tiền vốn và hoạt động kinh doanh cũng như việc xác định giá trị thương hiệu của công ty này còn để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm. Điển hình, việc quản lý, theo dõi, hạch toán công nợ phải thu, phải trả tại công ty còn chưa đúng quy định; số tiền lương trả thiếu cho người lao động và số tiền lương đã chi thanh toán cho người lao động không đi làm chưa được hạch toán…

Được biết, việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) từng dính nhiều lùm xùm. Theo đó, trước khi được chuyển thành công ty cổ phần, toàn bộ tài sản của VFS được định giá gần 20 tỷ đồng. Điều đáng nói, trong tổng giá trị được định giá ấy, giá trị thương hiệu và hàng nghìn mét vuông "đất vàng" ở vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội và TPHCM mà đơn vị này đang quản lý, đều được định giá bằng 0 đồng.

Được biết, việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) từng dính nhiều lùm xùm. Theo đó, trước khi được chuyển thành công ty cổ phần, toàn bộ tài sản của VFS được định giá gần 20 tỷ đồng. Điều đáng nói, trong tổng giá trị được định giá ấy, giá trị thương hiệu và hàng nghìn mét vuông "đất vàng" ở vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội và TPHCM mà đơn vị này đang quản lý, đều được định giá bằng 0 đồng.

Chuyên đề