Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất hai bên đường La Thành đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. Để thực hiện dự án này, hơn 2.300 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng, trong đó địa bàn quận Ðống Ða là 808 hộ, quận Ba Ðình 1.520 hộ. Trong ảnh là khu vực thuộc diện thu hồi theo kế hoạch sử dụng đất nhìn từ Cầu Giấy. |
Từ nút giao La Thành - Cầu Giấy - Kim Mã, khu vực thuộc diện thu hồi chủ yếu phía bên trái đường La Thành. Khu vực này tiếp giáp với Đại sứ quán Nga, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. |
Hình ảnh hàng loạt nhà dân tiếp giáp với khu vực Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thuộc diện thu hồi đất để làm đường Vành đai 1. |
Đoạn tiếp giáp với Bệnh viện Nhi Trung ương và hồ Ngọc Khánh cũng tương tự. |
Trong khi đó, khu vực nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh, nhiều nhà dân hai bên đường La Thành sẽ bị thu hồi. |
Từ đoạn tòa nhà Đài truyền hình Việt Nam, phía bên trái đường La Thành bị thu hồi ít hơn so với bên phải. |
Khu vực qua nút giao La Thành - Thành Công. |
Từ tòa nhà VTV, các nhà dân thuộc diện thu hồi chủ yếu là bên phải theo hướng về nút giao La Thành - Giảng Võ - Láng Hạ. |
Hình ảnh toàn cảnh khu vực thu hồi đất từ Hoàng Cầu (nối tiếp với đường Ô Chợ Dừa) đến khu vực tòa nhà Đài truyền hình Việt Nam. |
Khu vực thu hồi ở nút giao Láng Hạ - Giảng Võ - La Thành. |
Đến nay, dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục vẫn chưa thể khởi công do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Tuyến đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2.274m, mặt cắt ngang B=50 m (bao gồm 2 cầu vượt trục thông theo hướng vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh). Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.
Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án là hơn 7.200 tỷ đồng. Đây là tuyến đường được mệnh danh "đắt nhất hành tinh" tính đến năm 2017 với tổng đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng; chi phí đầu tư mỗi mét đường lên tới hơn 3,4 tỷ đồng.