Ảnh Internet |
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo và không phải nợ thứ cấp. Số trái phiếu được đảm bảo bằng 22,7 triệu cổ phần của Công ty CP Đầu tư Fecon và 15,6 triệu cổ phần Công ty CP Công trình ngầm Fecon. Đây là 2 công ty con của Fecon và chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Trong chiến lược phát triển mới của FECON, bên cạnh mảng thi công nền móng, công trình ngầm, hạ tầng, Công ty sẽ thực đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản khu công nghiệp và dân cư thông qua Công ty CP Đầu tư Fecon (FECON Invest).
Chia sẻ về các dự án bất động sản đang theo đuổi tại ĐHĐCĐ diễn ra vào cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo Công ty cho biết: "Đây là các dự án mà FECON là nhà tài trợ quy hoạch, nhưng để được giao dự án cần phải thông qua các bước đấu thầu, đấu giá. FECON đang theo đuổi 4 dự án bất động sản đô thị ở các tỉnh: Bắc Ninh (quy mô 6 ha), Thái Nguyên (gần 30 ha), Hưng Yên (206 ha), Đồng Tháp (gần 4 ha) và một dự án bất động sản khu công nghiệp ở Bắc Giang (quy mô trên 300 ha)".
Hiện thực hóa các mục tiêu trên, vừa qua, Công ty CP FECON Phổ Yên - Công ty con của FECON Invest đã đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 24,68 ha) quy mô hơn 2.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên. Theo công bố từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, FECON Phổ Yên là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án.
Cùng với hoạch định chiến lược mới thông qua FECON Invest, FECON cũng đón nhận sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược là Công ty CP Raito Kogyo (Nhật Bản) hoạt động cùng ngành và Quỹ đầu tư hạ tầng Red One - sở hữu thế mạnh trong lĩnh vực tài chính.
Về kết quả kinh doanh trong quý I/2022, FECON ghi nhận doanh thu đạt 501,7 tỷ đồng, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Với việc doanh thu giảm cùng chi phí lãi vay và thuê tài chính tăng 60% khiến Công ty lỗ sau thuế 6,7 tỷ đồng trong quý đầu năm, trong khi cùng kỳ lãi 18 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên FECON báo lỗ kể từ khi niêm yết vào năm 2012.