Ngành cảng biển kỳ vọng hồi phục

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trụ vững trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020, doanh nghiệp khai thác cảng biển được kỳ vọng sẽ hồi phục trong thời gian tới. Những yếu tố tạo thuận lợi cho sự hồi phục là triển vọng tăng trưởng thương mại nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, làn sóng dịch chuyển đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sản xuất.

Trụ vững trước Covid-19

Sức khỏe của doanh nghiệp dịch vụ cảng biển phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại quốc tế. Dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển. Sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đã tạo đáy vào quý II/2020 với mức tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn hẳn so với mức tăng 12,9%/năm của giai đoạn 2009 - 2019.

Tuy nhiên, con số này đã có sự phục hồi vào nửa cuối năm 2020. Số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển trong nước năm 2020 tăng 14% so với năm 2019, đạt hơn 22 triệu TEU.

Nhờ đó, các doanh nghiệp khai thác dịch vụ cảng biển trụ vững trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Kết quả kinh doanh năm 2020 của 10 doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy sự tăng trưởng với tổng doanh thu đạt 14.528 tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế tăng 1,3%, đạt 3.103 tỷ đồng.

Công ty CP Chứng khoán SSI ước tính giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và tổng sản lượng hàng hóa quốc tế qua cảng biển sẽ tăng 10% trong năm 2021. Qua đó, sản lượng container thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Trong đó, Công ty CP Transimex đứng đầu cả về quy mô doanh thu và mức tăng trưởng. Năm 2020, Công ty ghi nhận 3.462 tỷ đồng doanh thu (tăng 48% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế tăng 41,8% lên 363,3 tỷ đồng.

Ghi nhận lợi nhuận suy giảm mạnh nhất là Công ty CP Gemadept với lãi trước thuế năm 2020 giảm tới 27% (đạt 512,4 tỷ đồng) trong khi doanh thu giảm 1,48% so với năm 2019. Nguyên nhân là do lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh, liên kết giảm mạnh so với năm 2019.

Kỳ vọng hồi phục

Theo Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI), sự phục hồi thương mại toàn cầu, các FTA mới có hiệu lực và kỳ vọng tăng trưởng dòng vốn FDI nhờ làn sóng dịch chuyển đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và sản xuất sẽ là các động lực giúp tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể không mạnh vì các nước xuất khẩu khác cũng sẽ tái khởi động hoạt động sản xuất.

SSI ước tính giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và tổng sản lượng hàng hóa quốc tế qua cảng biển sẽ tăng 10% trong năm 2021. Qua đó, sản lượng container thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Kết quả kinh doanh của 10 doanh nghiệp khai thác cảng niêm yết trên sàn chứng khoán

Kết quả kinh doanh của 10 doanh nghiệp khai thác cảng niêm yết trên sàn chứng khoán

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2021, theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tiếp tục duy trì đà tăng, đạt hơn 55 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu tăng 6%, hàng hóa nhập khẩu tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng container thông qua cảng biển tháng đầu tiên năm 2021 cũng tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 1,7 triệu TEU.

Theo Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh logistics của các thị trường mới nổi 2021 được Agility Public Warehousing Company công bố gần đây, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, tăng 3 bậc so với xếp hạng năm trước. Báo cáo cho biết, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đang tiếp tục cải thiện kết cấu hạ tầng và năng lực chuỗi cung ứng. Điều này lý giải tại sao các quốc gia này lại dẫn đầu trong lĩnh vực logistics nội địa và quốc tế.

Chuyên đề