Năng suất lao động của EVN thấp hơn nhiều so với các công ty trong khu vực

Năng suất lao động bình quân hàng năm của EVN sẽ tăng tương ứng đạt 2,5 triệu kWh điện thương phẩm/lao động/năm vào năm 2020.
Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động của EVN đã tăng bình quân 6,8%/năm.
Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động của EVN đã tăng bình quân 6,8%/năm.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năng suất lao động chung của Tập đoàn năm 2015 đạt khoảng 1,54 triệu kWh điện thương phẩm/lao động, tăng 10% so với năm 2014. Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động đã tăng bình quân 6,8%/năm. 

Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trên thế giới thì ngay cả năng suất lao động của Tổng công ty điện lực TP HCM - đạt cao nhất trong 5 tổng công ty phân phối điện của cả nước - vẫn thấp hơn nhiều so với các công ty điện lực có quy mô tương đương ở các nước ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… 

Chính vì vậy, EVN xác định, phải tập trung thực hiện tốt “Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động  giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, năng suất lao động bình quân hàng năm sẽ tăng từ 8-10%, tương ứng đạt 2,5 triệu kWh điện thương phẩm/lao động/năm vào năm 2020.

Ông Đặng Hoàng An, Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết, giải pháp quan trọng nhất để tăng năng suất lao động của Tập đoàn chính là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và năng lực quản trị doanh nghiệp. Cùng với đó, cần tối ưu hóa chi phí và tăng doanh thu trong sản xuất và cung ứng điện bằng cách huy động tối ưu nguồn điện, giảm giá thành sản xuất và mua điện; Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…

“Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động ở một số đơn vị trong Tập đoàn hiện vẫn xây dựng trên cơ sở định biên lao động được duyệ, cũng như dựa trên dự kiến sản lượng điện sản xuất được giao hàng năm. Cách đánh giá này không còn phù hợp và cần phải thay đổi”, ông Đặng Hoàng An đánh giá.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư