#Luật Đấu thầu
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp

(BĐT) - Liên quan đến phạm vi điều chỉnh, thảo luận về Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc sửa Luật lần này bảo đảm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (DN), đồng thời tạo sự chủ động, linh hoạt và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) có nhiều cải tiến để rút ngắn quy trình, thông thoáng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý chặt chẽ trong chi tiêu, mua sắm công. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Bài toán vừa thông thoáng, vừa quản lý hiệu quả

(BĐT) - Trong hoạt động mua sắm công hiện nay, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải làm sao cho thủ tục vừa thông thoáng, đơn giản để thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, vừa có thể quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn nhà nước, phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Đây là bài toán khó mà Cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần có lời giải để hài hòa hai mục tiêu này.
Ngoài việc tham gia các gói thầu theo cam kết tại EVFTA, tùy vào lựa chọn của cơ quan mua sắm, nhà thầu EU có thể được tham gia thêm các gói thầu mua sắm mà Việt Nam cam kết mở cửa cho nhà thầu CPTPP. Ảnh: Lê Tiên

Pháp luật về đấu thầu tiệm cận chuẩn cao của thông lệ quốc tế

(BĐT) - Để đánh giá rõ nhất bước tiến của pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam, phải đặt trong mối tương quan với thông lệ quốc tế. Trong Báo cáo Việt Nam sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, cộng đồng DN ghi nhận rất tích cực về mức độ tương thích của pháp luật về đấu thầu với cam kết EVFTA - một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới hiện nay.
Thông tin được đăng tải trên Báo Đấu thầu đã giúp các chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được những nhà thầu có năng lực; giúp nhà thầu có kênh thông tin chính thống, chính xác để mở rộng cơ hội việc làm. Ảnh: Nhã Chi

Tăng hiệu quả công khai, giám sát trong đấu thầu

(BĐT) - Tăng hiệu quả công khai thông tin, tăng cường giám sát, được nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh là “giải pháp của mọi giải pháp”chống tiêu cực trong đấu thầu. Dù pháp luật có chặt chẽ, công nghệ có hiện đại, thì trong điều kiện phân cấp mạnh cho chủ đầu tư, bên mời thầu, vẫn có thể có những sai sót trong công khai thông tin.
Báo Đấu thầu là bạn đồng hành của các nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu trên mọi miền đất nước

Để đồng vốn của Nhân dân được sử dụng hiệu quả...

(BĐT) - Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước; dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; dự án mua sắm sử dụng vốn nhà nước… là các loại dự án phải thực hiện đấu thầu, để đồng vốn của Nhân dân được sử dụng hiệu quả.
Ký hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu xây lắp (đã có dự án tương tự) trong vai trò đối tác là cách để nhiều doanh nghiệp mới thành lập đáp ứng năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Đấu thầu dự án sử dụng đất: Ràng buộc trách nhiệm nhà đầu tư như thế nào?

(BĐT) - Hàng trăm dự án sử dụng đất (DASDĐ) đã được các địa phương công bố danh mục để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (LCNĐT), trong đó có nhiều dự án có sự tham gia của các doanh nghiệp (DN) mới đi vào hoạt động. Pháp luật hiện hành cho phép DN sử dụng đối tác cùng tham gia dự án bằng thỏa thuận hợp tác, nhưng việc ràng buộc trách nhiệm thực hiện dự án, nhất là với nhà đầu tư là DN trẻ, như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp là một trong những mục tiêu của lần sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu này. Ảnh: Lê Tiên

Đơn giản hóa thủ tục để tăng hiệu quả hoạt động đấu thầu

(BĐT) - Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung nhiều quy định để đơn giản hóa thủ tục nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu. Những đề xuất mới này nhận được sự hưởng ứng và đánh giá tích cực của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV và đại diện phía nhà thầu.
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế diễn ra tại nhiều bệnh viện công lập, nhất là các mặt hàng thuốc hiếm, thiết bị y tế công nghệ cao. Ảnh: Lê Tiên

Sửa đổi Luật Đấu thầu: Tạo thuận lợi cho hoạt động mua sắm thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng những đề xuất mới trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ góp phần khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi và tăng tính chủ động, linh hoạt cho hoạt động mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế (TTBYT). Mặc dù vậy, có ý kiến cho rằng, để giải bài toán thiếu thuốc và vật tư y tế, còn cần sự đồng bộ, thống nhất giữa các luật liên quan cũng như hệ thống văn bản hướng dẫn dưới luật.
Có không ít dự án xây dựng cơ bản nêu lý do cấp bách để xin chỉ định thầu, nhưng khi được chỉ định thầu thì lại triển khai chậm chạp, kéo dài. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Tăng cường cơ chế giám sát, chặn sai phạm trong đấu thầu

(BĐT) - Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lê Hữu Trí, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Đấu thầu liên quan đến Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Rất nhiều nhà thầu đã có kiến nghị, phản ánh đến Báo Đấu thầu, thể hiện sự bức xúc cũng như kỳ vọng các cuộc thầu thực sự cạnh tranh, tạo cơ hội cho đông đảo nhà thầu tham gia. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều giải pháp chặn tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu

(BĐT) - Việc sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu lần này được nhiều đại biểu Quốc hội kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Trong đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh đến những quy định để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, thông thầu, gian lận, quân xanh - quân đỏ trong đấu thầu còn diễn ra phức tạp, tinh vi trong thời gian qua.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) tiếp tục hoàn thiện nhóm chính sách nhằm khuyến khích mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước, thay thế hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Sửa đổi Luật Đấu thầu: Động lực mới thúc đẩy sản xuất trong nước

(BĐT) - Một trong những điểm đáng chú ý tại Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là tiếp tục hoàn thiện nhóm chính sách ưu tiên, ưu đãi cho doanh nghiệp (DN), hàng hóa trong nước trong đấu thầu. Tại phiên thảo luận ở tổ chiều ngày 7/11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là giải pháp cần thiết để góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho nhà thầu cũng như hàng hóa trong nước trong tình hình mới.
Tại Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), một trong những điểm mới là bổ sung quy định yêu cầu công khai nội dung, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, trong đó có nội dung về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, công trình. Ảnh: Tường Lâm

Sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu: Nhiều nhóm chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư công

(BĐT) - Việc ban hành và thực hiện Luật Đấu thầu đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu, vừa tiếp tục nâng cao hiệu quả đấu thầu, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, vừa phù hợp với “sân chơi” mới, tạo hành lang pháp lý giúp huy động hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển.
Việc sửa đổi Luật Đấu thầu sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thấu, đầu tư và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Ảnh: Tường Lâm

Hoàn thiện khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu

(BĐT) - Theo dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, hôm nay (7/11), Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng, lần sửa đổi luật này tiếp tục tạo dựng khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, thúc đẩy hoạt động mua sắm công ngày càng hiệu quả, bền vững.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đăng đàn trả lời các đại biểu Quốc hội về những khó khăn, vướng mắc của ngành y tế trong thời gian qua

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là do đăng ký lưu hành và vướng mắc thể chế, thực thi pháp luật đấu thầu

(BĐT) - Chiều ngày 27/10, trong Phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đăng đàn trả lời các đại biểu Quốc hội về những khó khăn, vướng mắc của ngành y tế trong thời gian qua như: Chính sách bảo hiểm y tế, nợ đọng thanh toán bảo hiểm y tế... Một trong những vấn đề "nóng" được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và báo chí phản ánh nhiều trong thời gian qua là vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế.
Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thiết kế một chương về lựa chọn nhà thầu

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thiết kế một chương về lựa chọn nhà thầu

(BĐT) - Thông tin, giải trình làm rõ thêm một số nội dung của Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội chiều ngày 25/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật đã được thiết kế một chương (Chương III) về lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Việc đấu thầu khép kín không khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo về công nghệ, kỹ thuật trong khu vực y tế công lập. Ảnh: Tiên Giang

Phá “tảng băng” lợi ích nhóm trong mua sắm thiết bị y tế

(BĐT) - Gần đây, một số lãnh đạo bệnh viện kêu khó trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm (TTBYT), cho rằng hàng hóa trúng thầu chủ yếu vì giá rẻ nhưng chất lượng kém do thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu như trường hợp “dao rạch 3 lần mới qua da”, “ống sonde nội khí quản quá cứng gây chảy máu”... 
Tại Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, các gói thầu bị chia nhỏ cho nhiều nhà thầu không đủ năng lực thi công.

Xây dựng chế tài mạnh chặn hành vi bán thầu

(BĐT) - Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu thầu, đồng thời phòng chống tiêu cực, tham nhũng, Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ có một số nội dung sửa đổi, bổ sung hành vi bị cấm trong đấu thầu. Riêng với hành vi chuyển nhượng thầu, Dự thảo có những bổ sung chặt chẽ, chi tiết để chặn đứng vi phạm.
Năm 2021, lĩnh vực xây lắp có 60.759 gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu với tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu đạt 2,24%. Ảnh: Tiên Giang

Năm 2021 tiết kiệm hơn 27.625 tỷ đồng qua đấu thầu

(BĐT) - Năm 2021, thông qua việc lựa chọn nhà thầu cho 300.157 gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu (tổng giá gói thầu 636.914,360 tỷ đồng), cả nước đã tiết giảm được 27.625,618 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tiết kiệm 4,34%. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu năm 2021 giảm nhẹ so với năm 2020, nhưng có một số điểm sáng trong hoạt động mua sắm tập trung, đấu thầu qua mạng…