Kêu gọi DN dừng xuất khẩu phân bón, đảm bảo nguồn cung thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tại Hội nghị trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh kêu gọi các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón trong nước dừng xuất khẩu, tập trung đảm bảo nguồn cung trong nước.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh giá phân bón cùng nhiều giá cả các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất khác biến động tăng từ đầu năm đến nay khiến chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Thông tin tại cuộc họp cho thấy, từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao trong những tháng gần đây. Nguyên nhân tăng giá là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón. Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng những năm gần đây chỉ trên 10 triệu tấn. Như vậy, công suất sản xuất đang gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.

Riêng 7 tháng đầu năm 2021, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,5 triệu tấn phân bón, tăng gần 200 triệu tấn so với cùng kỳ 2020. Qua số liệu này, các ý kiến khẳng định, năng lực sản xuất vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do đó, không có sự chênh lệch cung cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao.

Chuyên đề