Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ thờ ơ với các FTA thế hệ mới

Đây là con số đáng báo động khi thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, thâu tóm xuất hiện để tận dụng lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Các FTA thế hệ mới khiến doanh nghiệp Việt Nam không còn khái niệm sân nhà
Các FTA thế hệ mới khiến doanh nghiệp Việt Nam không còn khái niệm sân nhà

Theo Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, có hai nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa) rất ít quan tâm tìm hiểu đến các chính sách, pháp luật nói chung để phản biện, góp ý chính sách pháp luật cho chính phủ và các cơ quan soạn thảo. Đặc biệt, các chính sách liên quan đến các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Thứ nhất, 51% doanh nghiệp không biết quy trình phản biện, góp ý cần phải làm như thế nào. Thứ hai, 55% doanh nghiệp thiếu tin tưởng vào kết quả đóng góp ý kiến và phản biện của mình đối với chính sách pháp luật của nhà nước.

Chỉ có 38% doanh nghiệp có quan tâm và tìm hiểu nội dụng của các Hiệp định FTA thế hệ mới mà chính phủ đang đàm phán và ký kết gần đây và có nghiên cứu, hiểu biết về FTA này. Theo đó, chỉ có 28,,4% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ phân phối, bán lẻ sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi các Hiệp định FTA thế hệ mới được thực thi

Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) mặc dù có lời khen cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hệ thống phân phối, bán lẻ Việt Nam nhưng ông hết sức lo ngại khi các doanh nghiệp lại ít tham gia vào phản biên chính sách hội nhập. Trong khi các nước thuộc khối TPP thì chủ yếu doanh nghiệp quyết định đến chính sách hội nhập thương mại.

Mặc dù tỏ vẻ thờ ơ với các Hiệp định FTA thế hệ mới như TPP…nhưng các doanh nghiệp bán lẻ trong nước lại thể hiện những quan ngại nhất khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường lĩnh vực phân phối, bán lẻ theo các cam kết trong các Hiệp định FTA thế hệ mới.

Có khá nhiều điều phải suy nghĩ nhưng đáng quan ngại nhất thể hiện ở việc sau hơn 30 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế Việt Nam không có định hướng dài hạn phát triển nguồn nguyên vật liệu tại chỗ cho nhiều ngành kinh tế. Bây giờ hạn chế hoặc dừng nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ gây ra biến động.

Giá thành sản xuất sẽ tăng do lương, BHXH của người lao động sẽ phải điều chỉnh tăng do chi phí nguyên vật liệu tăng vì hạn chế nhập khẩu từ Trung quốc. Trình độ kỹ năng nguồn nhân lực tại chỗ là lỗ hổng chết người, không thể giải quyết một sớm 1 chiều.

Sau các FTA với các cam kết loại bỏ phần lớn thuế quan hàng hóa từ các đối tác, doanh nghiệp trong nước thực sự không còn khái niệm sân nhà. Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam chính là áp lực cạnh tranh hàng hóa giá rẻ, kinh nghiệm quản lý, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên TPP trên thị trường nội địa. Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài rất khốc liệt, họ có thế mạnh về thương hiệu, công nghệ, quy mô vốn và từng bước thôn tính, sát nhập (M&A) với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Trong khi đó, sự liên kết các doanh nghiệp bán lẻ còn kém. Cần sâu chuỗi các khâu của hệ thống, trong đó lấy logistics làm trọng tâm để thích ứng với hiện trạng sau FTA sẽ xuất hiện rất nhiều các đối tác, hàng hoá kênh phân phối từ nước ngoài vào bên cạnh hàng hóa trong nước cũng đang thay da đổi thịt từng ngày.

Mặc dù 79% doanh nghiệp không trông chờ vào sự trì hoãn trong các các FTA thế hệ mới của Chính phủ bằng các giải pháp kiểu ENT hay danh mục nhóm hàng hóa hạn chế, nhưng họ cho rằng, nhà nước có thể thực hiện chính sách nhất định để hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước nói chung và ngành dịch vụ phân phổi, bán lẻ nói riêng để phát triển và cạnh tranh bình đẳn, không vi phạm cam kết hội nhập.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư