#EVFTA
Ảnh minh họa: Internet

EVFTA đóng góp thế nào cho nền kinh tế Việt Nam?

(BĐT) - Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu vào EU phục hồi mạnh mẽ, từ mức giảm 1,8% năm 2020 tăng lên 14,2% năm 2021 và 16,8% năm 2022; tỷ trọng vốn đăng ký từ các nhà đầu tư EU cũng cải thiện tích cực…
Tổng cầu thế giới phục hồi sẽ giúp đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tăng trở lại. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc những tháng cuối năm

(BĐT) - Trong tháng 7/2023, cầu thị trường thế giới có dấu hiệu hồi phục nhẹ, mang lại những tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu (XK) của doanh nghiệp (DN) trong nước. Với tín hiệu này, các chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm nay hoạt động XK sẽ khởi sắc hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cần có một kênh chính thống hỗ trợ kết nối doanh nghiệp nhằm tăng cơ hội xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Sẽ gia tăng kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA

(BĐT) - Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) của doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới đạt khoảng 30%. Tại Tọa đàm Tăng kết nối hỗ trợ DN tận dụng Hiệp định EVFTA mới đây, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan hiện thực hóa các ý tưởng kết nối DN xuất khẩu, trợ giúp DN bước sâu hơn vào thị trường EU.
Lĩnh vực cảng và logistics của Việt Nam được nhiều nhà đầu tư EU quan tâm. Ảnh: Lê Tiên

Tranh thủ thời gian vàng thu hút FDI từ EU

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, Việt Nam đang trong khoảng “thời gian vàng” để tranh thủ thu hút dòng vốn chất lượng cao từ Liên minh châu Âu (EU). Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại châu Âu vừa kết thúc cuối tuần trước, tiếp tục mở thêm những cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư mới vào những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu, EU có thế mạnh.
Ngoài việc tham gia các gói thầu theo cam kết tại EVFTA, tùy vào lựa chọn của cơ quan mua sắm, nhà thầu EU có thể được tham gia thêm các gói thầu mua sắm mà Việt Nam cam kết mở cửa cho nhà thầu CPTPP. Ảnh: Lê Tiên

Pháp luật về đấu thầu tiệm cận chuẩn cao của thông lệ quốc tế

(BĐT) - Để đánh giá rõ nhất bước tiến của pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam, phải đặt trong mối tương quan với thông lệ quốc tế. Trong Báo cáo Việt Nam sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, cộng đồng DN ghi nhận rất tích cực về mức độ tương thích của pháp luật về đấu thầu với cam kết EVFTA - một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới hiện nay.
Sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng ưu đãi thuế quan. Ảnh: Tiên Giang

Nhiều doanh nghiệp chưa được hưởng lợi từ EVFTA

(BĐT) - Tỷ lệ doanh nghiệp (DN) tiếp cận được lợi ích từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sau 2 năm thực thi có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, theo Báo cáo Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA từ góc nhìn DN được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, nhiều DN gặp những lực cản khiến họ khó tiếp cận lợi ích từ hiệp định này.
41% doanh nghiệp cho rằng đã được hưởng lợi từ EVFTA

41% doanh nghiệp cho rằng đã được hưởng lợi từ EVFTA

(BĐT) - Theo Báo cáo "Việt Nam sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA từ góc nhìn doanh nghiệp" vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 10/11, trong số 500 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có gần 41% cho biết đã từng hưởng ít nhất một lợi ích nào đó từ Hiệp định.
Việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA, nhằm hỗ trợ các DN tăng sức cạnh tranh là câu chuyện rất nóng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đi tìm “chìa khóa” thúc đẩy ngành logistics vươn xa

(BĐT) - Quá trình tham gia và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), đang bộc lộ những thách thức mà ngành logistics Việt Nam phải đối mặt bên cạnh những cơ hội. Việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) ngành này nói riêng và DN Việt Nam nói chung tăng sức cạnh tranh là câu chuyện rất nóng hiện nay.
Thời gian qua, Báo Đấu thầu đã góp phần quan trọng trong việc minh bạch thông tin về đấu thầu, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Ảnh: Lê Tiên

Tăng cường vai trò giám sát của xã hội với hoạt động đấu thầu

(BĐT) - Nhằm tạo môi trường mua sắm cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả, nhiều quốc gia trên thế giới cũng như các tổ chức tài chính quốc tế lựa chọn báo chí là công cụ thực hiện nhiệm vụ, vai trò quan trọng này. Bởi đây không chỉ là nơi thông tin về đấu thầu được công bố rộng rãi mà còn là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát hoạt động đầu tư, mua sắm công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng cao nhưng giá trị gia tăng mang lại chưa cao. Ảnh: Tiến Tân

Động lực tăng trưởng của xuất khẩu chưa bền vững

(BĐT) - Thời gian qua, xuất khẩu (XK) đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế nước ta với những bước tiến nhảy vọt. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, hoạt động XK trong thời gian tới đòi hỏi những giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả, khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy XK bền vững.
Thông tư số 12/2022/TT-BKHĐT và Thông tư số 15/2022/TT-BKHĐT sẽ giải quyết một số vấn đề gây nhức nhối trong công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp. Ảnh: Tấn Tiên

Bảo đảm tuân thủ cam kết về đấu thầu trong các FTA

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BKHĐT và Thông tư số 15/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu (HSMT) mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Dự kiến, trong năm nay, các thông tư chủ chốt để hướng dẫn hiệu quả thực thi cam kết quốc tế sẽ tiếp tục hoàn thiện, qua đó góp phần tận dụng được lợi ích tối đa cho công tác đấu thầu trong nước.
Thông tư quy định chi tiết lập HSMT dịch vụ tư vấn đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của CPTPP, EVFTA, UKVFTA sẽ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ảnh: Tường Lâm

Hoàn thiện thông tư về lập HSMT gói thầu tuân thủ CPTPP, EVFTA và UKVFTA

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công khai Dự thảo Thông tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu (HSMT) dịch vụ tư vấn và Thông tư quy định chi tiết lập HSMT dịch vụ phi tư vấn đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len (UKVFTA).
Quý I/2022 doanh nghiệp trong nước đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức tăng 10% của doanh nghiệp FDI. Ảnh: Lê Tiên

Tối ưu hóa cơ hội của FTA

(BĐT) - Kinh tế đang trên đà hồi phục, trong đó hoạt động xuất khẩu (XK) với nhiều điểm sáng nhờ bước đầu khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Tận dụng tối đa các cơ hội từ FTA sẽ là động lực, là cú huých để nền kinh tế phục hồi, phát triển bền vững.
Thủy sản là ngành hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan EVFTA cao, trên 70%. Ảnh: Lê Tiên

Tác động của Covid-19 tới thực thi EVFTA: Linh hoạt ứng phó trong dài hạn

(BĐT) - Rất nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 tới hiệu quả thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là có tính dài hạn làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nếu dịch Covid-19 kéo dài tới năm 2025, thậm chí hơn nữa thì cần có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, xuất khẩu, đầu tư của Việt Nam thông qua EVFTA.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao trong năm 2022. Ảnh: Tiên Giang

Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may lạc quan

(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp dệt may đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với mức tăng trưởng tích cực, một số doanh nghiệp có nhà máy đặt tại phía Nam - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 - ghi nhận kết quả kém khả quan hơn. Song hầu hết các doanh nghiệp đều lạc quan về triển vọng kinh doanh năm 2022.
Mục tiêu cao nhất của Nghị định là bảo đảm hiệu quả thực thi cam kết quốc tế, từ đó tận dụng được lợi ích tối đa cho công tác đấu thầu trong nước. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thống nhất pháp luật về đấu thầu theo các FTA

(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 09/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP nhằm tích hợp “3 trong 1” - hướng dẫn việc đấu thầu mua sắm theo các hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Mục tiêu cao nhất của Nghị định là bảo đảm hiệu quả thực thi cam kết quốc tế, từ đó tận dụng được lợi ích tối đa cho công tác đấu thầu trong nước.
Trong năm 2021, Việt Nam có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Xuất khẩu xác lập kỷ lục mới

(BĐT) - Khép lại năm 2021 đầy khó khăn, thách thức với diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch bệnh Covid-19 nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn trở thành một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu năm qua ước đạt hơn 336 tỷ USD là mức cao nhất đạt được từ trước tới nay.
Bộ Công Thương nhận định triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2022 sẽ khả quan hơn năm 2021 (ảnh minh họa: Internet)

Lạc quan xuất khẩu hàng hóa vào EU trong năm 2022

(BĐT) - Bộ Công Thương nhận định, năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 do các doanh nghiệp (DN) ngày càng tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Một năm EVFTA, bước ngoặt và thử thách

(BĐT) - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp trở ngại trong việc đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định nên đã bỏ lỡ không ít cơ hội tận dụng ưu đãi thuế quan vào thị trường rất tiềm năng này.