#dự án BT
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) đã được thi công hơn 95% khối lượng. Ảnh: Song Lê

Lối ra cho nhiều dự án BT trì trệ tại TP.HCM

(BĐT) - Sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, lộ trình gỡ vướng đối với các dự án BT mới được định hình rõ nét. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ kỳ vọng vào lối ra cho những dự án đã bị đình trệ nhiều năm qua.
Luật Thủ đô quy định TP. Hà Nội được phép quyết định dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, xử lý nước thải với quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 200 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Dự án BT, làm sao phát huy hiệu quả, tránh rủi ro?

(BĐT) - Dù có những bất cập và tạm dừng thực hiện, nhưng nếu quản lý tốt, việc áp dụng loại hợp đồng BT có thể khơi thông hiệu quả nguồn lực đất đai, tận dụng năng lực của khu vực tư nhân cho phát triển. Việc khôi phục loại hợp đồng BT đang được Chính phủ đề xuất khi sửa một số nội dung của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Khi khôi phục, bài toán lớn đặt ra là làm thế nào để tránh được những hệ lụy như ở các dự án BT giai đoạn trước.
Nhiều dự án BT thanh toán bằng tiền gặp vướng mắc khi thực hiện thanh toán, quyết toán các khoản chi phí phát sinh sau giai đoạn xây dựng không có trong tổng mức đầu tư của dự án. Ảnh: Lê Tiên

Dự án BT thanh toán bằng tiền sắp hết... tắc!

(BĐT) - Nhiều dự án BT thanh toán bằng tiền gặp vướng mắc do bất cập về quy định với phần lãi vay sau giai đoạn xây dựng. Bản Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (gọi tắt là Dự Luật) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xin ý kiến đã đề xuất hướng xử lý triệt để vướng mắc này.
Quốc hội đã cho phép 3 địa phương được thí điểm triển khai loại hợp đồng BT. Ảnh: Lê Tiên

Khơi thông pháp lý để dự án BT “hồi sinh”

(BĐT) - Một trong những nội dung được bàn thảo tại cuộc họp về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP, Luật Đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức chiều 19/8/2024 là về giải pháp gỡ khó cho loại hình dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao). Nhiều ý kiến cho rằng, nếu quy định về BT được đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa bất cập của giai đoạn trước, thì loại hợp đồng này sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới.
Lũy kế sản lượng thi công Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa - Quốc lộ 1, TP. Thủ Đức (TP.HCM) đạt 372,195 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Dương

Lối ra cho dự án BT đoạn 3 Vành đai 2 TP.HCM

(BĐT) - Báo cáo của Nhóm công tác liên ngành của TP.HCM liên quan đến điều chỉnh nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, TP. Thủ Đức (Dự án BT đoạn 3 Vành đai 2 TP.HCM) đã hé ra hy vọng, giúp nhà đầu tư có thêm động lực để thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng sau 4 năm Dự án bị ngưng trệ.
Theo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội được phép quyết định dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, thoát nước, xử lý nước thải. Ảnh: Nhã Chi

Dự án BT không “có lỗi”

(BĐT) - Cùng với BOT, BT là loại hợp đồng được áp dụng nhiều nhất để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng trong giai đoạn đầu. Với các dự án BT, một lượng vốn lớn từ khu vực tư nhân đã đổ vào nhiều công trình, dự án bất động sản đã hoàn thành, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho người dân.
Vướng mắc phát sinh từ quy định của luật về thanh toán cho nhà đầu tư là một trong 3 nhóm vướng mắc chính của dự án BT chuyển tiếp. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Gỡ khó cho dự án BT chuyển tiếp

(BĐT) - Những vướng mắc ở cấp nghị định đối với dự án BT đang được Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ nhanh, trong đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 35/2021/NĐ-CP dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về chuyển tiếp để xử lý những vướng mắc hiện hữu. Tuy nhiên, dự án BT còn gặp vướng mắc ở văn bản luật và ở chính tổ chức thực hiện, cần tháo gỡ đồng bộ để sớm giải phóng nguồn lực đất đai bị ách tắc do không thanh toán được cho hàng loạt dự án.
Dự án Đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức Ngã ba Huế đã khai thác 9 năm nhưng nhà đầu tư vẫn chưa được thanh toán hết tiền . Ảnh: Thành Lân

Thanh, quyết toán dự án BT đường bộ: Tắc đến bao giờ?

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện có 4 hợp đồng BT đường bộ thực hiện theo cơ chế Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án bằng tiền sau khi hoàn thành việc xây dựng, chuyển giao. Tuy nhiên, việc thanh, quyết toán gặp vướng mắc ở cả giai đoạn đầu tư, xây dựng và giai đoạn sau khi công trình đã hoàn thành, rất cần giải pháp gỡ khó cho nhà đầu tư dự án.
Đến cuối tháng 3/2024, cả nước có 160 dự án BT chuyển tiếp đang tiếp tục triển khai. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Cấp bách gỡ vướng dự án BT, đưa đất vào sử dụng

(BĐT) - Nhiều dự án BT thực hiện từ giai đoạn trước Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã thực hiện công trình BT, nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc trong thanh toán, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, đồng thời làm đình trệ việc đưa quỹ đất đối ứng vào khai thác, lãng phí nguồn lực đất đai. Những tồn đọng kéo dài không do lỗi của nhà đầu tư, đòi hỏi cần có giải pháp xử lý dứt điểm, củng cố niềm tin của giới đầu tư vào môi trường đầu tư, chính sách pháp luật.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, đã hoàn tất thi công trên 90% khối lượng. Ảnh: Nhã Chi

Hy vọng mới ở 2 dự án BT “phơi sương” tại TP.HCM

(BĐT) - TP.HCM đang đẩy nhanh tiến độ gỡ khó về quy trình thanh toán quỹ đất theo cơ chế đặc thù cho 2 dự án PPP (hợp đồng BT) là Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 và Dự án Xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa (Quốc lộ 1). Đây là 2 dự án trọng điểm với khối lượng, giá trị thi công hoàn thành lớn nhưng nhà đầu tư vẫn mỏi mòn đợi thanh toán quỹ đất.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tìm lối thoát cho 162 dự án BT còn tồn đọng

(BĐT) - Từ ngày 1/1/2021, hợp đồng BT đã dừng triển khai đầu tư mới theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhưng còn khá nhiều dự án BT chuyển tiếp. Theo tổng hợp từ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), hiện còn 162 dự án BT tồn đọng tại nhiều địa phương. Các vướng mắc đã được rà soát, nhận diện, chờ đợi sớm có giải pháp tháo gỡ.
Dự án Xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên thông xe từ năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành giao quỹ đất đối ứng thanh toán cho nhà đầu tư. Ảnh: Nhật Quang

“Điểm nghẽn” thanh toán dự án BT từ trường hợp của Hà Nội

(BĐT) - Các dự án BT được triển khai tại Hà Nội đã góp phần huy động được nguồn lực xã hội, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông của Thành phố. Tuy nhiên, chung cảnh với một số địa phương trên cả nước, Hà Nội gặp 3 nhóm vướng mắc tại nhiều dự án BT kéo dài nhiều năm, rất cần phải tháo gỡ.
Bản tin thời sự sáng 4/5

Bản tin thời sự sáng 4/5

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là sẽ chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt; hàng trăm nghìn tấn nông sản xuất sang Trung Quốc dịp nghỉ lễ; Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét giảm thuế VAT vào tháng 5; làm rõ thẩm quyền giao đất đối ứng của tỉnh Thái Nguyên cho 3 dự án BT…
Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai thực hiện 9 dự án BT, trong đó có 8 dự án giao thông và 1 dự án xây dựng dân dụng. Ảnh: Giang Sơn Đông

Bắc Giang đưa dự án BT chuyển tiếp vào danh mục dự án trọng điểm

(BĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa các dự án BT (chuyển tiếp theo Luật PPP) vào danh mục các dự án trọng điểm, được kiểm tra tình hình thực hiện hàng quý. Trên cơ sở đó, hàng quý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND Tỉnh ban hành các thông báo kết luận để kịp thời chỉ đạo thực hiện dự án bảo đảm yêu cầu tiến độ, chất lượng.
Nhiều dự án BT ký hợp đồng từ trước năm 2018 đã đầu tư hoàn thành công trình BT hoặc hoàn thành phần lớn, đến nay vẫn vướng thủ tục giao đất, thanh toán quỹ đất. Ảnh: Lê Tiên

Nhà đầu tư BT mòn mỏi trước gánh nặng nợ

(BĐT) - “Chúng tôi đã huy động hết vốn liếng, vay ngân hàng đầu tư công trình BT, hy vọng sau khi hoàn thành sớm được thanh toán để thực hiện dự án hoàn vốn. Nhưng tiền đã bỏ, nhiều công trình BT đã đưa vào sử dụng, đất vẫn không được giao. Chúng tôi phải bán hết nhà cửa, vay mượn khắp nơi để trả lãi ngân hàng suốt mấy năm qua, mỗi năm mấy chục tỷ đồng tiền lãi… Tình hình này nếu còn kéo dài, nhất là trong bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay, doanh nghiệp chắc chắn phá sản, vỡ nợ...”.
Dự án Tạo mặt bằng khu trung tâm hành chính và quảng trường tỉnh Sơn La có tổng mức đầu tư hơn 120 tỷ đồng, đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 2 năm. Ảnh: VOV

Dự án BT hơn 120 tỷ đồng tại Sơn La: Chậm thanh toán, nhà đầu tư lao đao

(BĐT) - Dự án Tạo mặt bằng khu trung tâm hành chính và quảng trường tỉnh Sơn La đã được hoàn thành (công trình BT) và đưa vào sử dụng hơn 2 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhà đầu tư vẫn chưa được thanh toán và đang gặp không ít khó khăn về dòng tiền. Cách đây ít ngày, UBND tỉnh Sơn La có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương tháo gỡ vướng mắc tại dự án này.
Hiện trạng khu đất 132 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, TP.HCM

TP.HCM: Văn Phú - Bắc Ái đúng hay sai khi ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng đất công?

(BĐT) - Dự án BT đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Cầu vượt Gò Dưa, quận Thủ Đức thuộc Dự án Đường vành đai 2, do Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Bắc Ái triển khai thi công đã phải tạm ngưng từ tháng 3/2020 đến nay. Giữa lúc Dự án chưa hoàn thành, việc Văn Phú - Bắc Ái ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng khu đất 132 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, TP.HCM, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhiều nhà đầu tư đã hoàn thành xây dựng công trình BT, nhưng vẫn chưa được bố trí quỹ đất thanh toán. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ vướng cho dự án BT bị treo

(BĐT) - Đến nay, vẫn còn không ít dự án BT bị kéo dài nhiều năm, thậm chí đã hoàn thành, nhưng chưa được thanh toán. Nếu vướng mắc không được xử lý dứt điểm sẽ tạo ra hệ lụy pháp lý và kinh tế rất lớn. Trên cơ sở tuân thủ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và pháp luật có liên quan, Nghị định 35/2021/NĐ-CP (NĐ 35) đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2019/NĐ-CP (NĐ 69), tháo gỡ nhiều vướng mắc liên quan đến thanh toán cho dự án BT.
Nhiều nhà đầu tư đã hoàn thành xây dựng công trình BT, nhưng vẫn chưa được bố trí quỹ đất thanh toán để thực hiện dự án hoàn vốn. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ vướng cho dự án BT chưa được thanh toán

(BĐT) - Hiện tại vẫn còn một số lượng lớn dự án BT bị kéo dài nhiều năm mà chưa ký kết được hợp đồng hoặc đã ký kết hợp đồng nhưng chưa được thanh toán. Trường hợp các vướng mắc không được xử lý dứt điểm sẽ tạo ra hệ lụy pháp lý và kinh tế rất lớn, không chỉ đối với các nhà đầu tư, các ngân hàng đã cấp vốn, chính quyền các địa phương và cả người dân, cộng đồng khu vực có dự án.