#cải thiện môi trường kinh doanh
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định, đầu tư phát triển là yếu tố hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy tăng trưởng từ cải thiện “nội lực” DN

(BĐT) - Đồng thuận với các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, các đại biểu Quốc hội và một số chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường nội lực để doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu to lớn về kinh tế. Ảnh: Tiên Giang

Hội nhập và kỳ vọng tăng tốc phát triển

(BĐT) - Bên cạnh tự do hóa, hội nhập quốc tế là một trong hai định hướng chiến lược cơ bản của công cuộc đổi mới. Quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần đổi mới tư duy hoạch định chính sách, hoàn thiện các chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, từng bước mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, nâng cao vị thế đất nước, nhưng cũng gia tăng những thách thức, đòi hỏi phải cải thiện năng lực cạnh tranh để tận dụng tốt nhất cơ hội phát triển.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 41.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, gần 63.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ảnh: Tuấn Anh

Hỗ trợ doanh nghiệp bám trụ thị trường: Chờ hành động thực chất, mạnh mẽ

(BĐT) - “Sức khỏe” của các doanh nghiệp (DN) chưa được cải thiện, trong khi đó, các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh vẫn chưa có chuyển biến mạnh mẽ, thủ tục hành chính còn phức tạp, nhiêu khê… Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có những hành động hỗ trợ không chỉ nhanh, mà còn phải thực chất hơn nữa để giúp DN vượt qua khó khăn, thách thức.
Trong tháng 1/2024, cả nước có hơn 27.335 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 53.888 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ảnh: Tiên Giang

Tăng tốc hỗ trợ để doanh nghiệp trụ lại thị trường

(BĐT) - Sau một thời gian dài đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên nhiên vật liệu tăng phi mã…, “sức khỏe” của nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã bị bào mòn. Bước sang năm 2024, khó khăn tiếp tục bủa vây khiến nhiều DN phải rút khỏi thị trường. Với thực tế này đặt ra yêu cầu tăng tốc hơn nữa trong việc thực hiện các giải pháp một cách thực chất để hỗ trợ DN.
Doanh nghiệp mong những giải pháp hỗ trợ tại Nghị quyết 02/NQ-CP nhanh chóng được đưa vào cuộc sống. Ảnh: Tuấn Anh

Tạo lực hút doanh nghiệp gia nhập thị trường

(BĐT) - Với “điểm tựa” vững chắc từ vị thế quốc gia và tăng trưởng kinh tế cùng nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp (DN), tại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu số DN gia nhập thị trường năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023.
Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi các chính sách và văn bản pháp lý được thiết kế theo định hướng giảm chi phí tuân thủ và dễ thực thi. Ảnh: LTT

Hoàn thiện thể chế, khơi thông động lực phát triển

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, củng cố hành lang pháp lý là một phần quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao nội lực nền kinh tế. Trong đó, việc thiết kế chính sách và văn bản pháp lý cần theo định hướng giảm chi phí tuân thủ và dễ thực thi để tạo thuận lợi doanh nghiệp (DN).
Bất cập trong quy định về phòng cháy chữa cháy; điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vận tải… tạo thêm gánh nặng chi phí, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh: Tiên Giang

Tăng trợ lực cho DN từ cải cách thực chất

(BĐT) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông, thời gian gần đây, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và cải cách điều kiện kinh doanh nói riêng chậm lại; nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu như Chính phủ đã chỉ đạo và cộng đồng doanh nghiệp (DN) kỳ vọng. Ở một số lĩnh vực, rào cản điều kiện kinh doanh thậm chí còn nặng nề hơn. Tình trạng này cần sớm khắc phục, không để các kết quả cải cách bị xói mòn và làm suy giảm niềm tin của DN.
Thời gian qua, báo chí đã rất quyết liệt cùng doanh nghiệp vượt khó. Ảnh: Lê Tiên

Báo chí - “trợ lực” cải thiện môi trường kinh doanh

(BĐT) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 30/6, Bộ Xây dựng phải nghiên cứu, sửa đổi quy chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) được quy định tại Quy chuẩn 06:2022 về an toàn cháy cho nhà và công trình, lấy ý kiến các đối tượng tác động để ban hành. Trước đó, những bất cập trong quy định về PCCC đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh, đề xuất tháo gỡ.
Một môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mạnh dạn đổi mới sáng tạo để phát triển. Ảnh: Lê Tiên

Cải thiện môi trường kinh doanh từ gốc pháp lý

(BĐT) - Môi trường kinh doanh của một quốc gia bao gồm 7 thành tố cơ bản và là yếu tố quyết định tính hiệu quả của một nền kinh tế. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh đã và đang được cải thiện đáng kể, song nhìn từ góc độ cạnh tranh quốc gia và khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối bất động sản hiện nay cho thấy, môi trường kinh doanh cần phải được nhận diện và cải thiện mạnh mẽ, mới tạo nên động lực và sự an tâm cho cả nền kinh tế vận hành.
Việc tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn. Ảnh: Tiên Giang

Bức tranh doanh nghiệp 2 tháng đầu năm 2023: Khó khăn ngấm sâu, tăng sức ép cải cách

(BĐT) - Nhìn vào bức tranh doanh nghiệp (DN) 2 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, dù vẫn có những tín hiệu khả quan nhưng số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường lại sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới cũng như trong nước đang ngấm sâu vào cộng đồng DN trong nước.
Từ năm 2020 đến nay, những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại. Ảnh: Tiên Giang

Cải thiện môi trường kinh doanh: Gỡ nhanh những điểm nghẽn

(BĐT) - Mặc dù có cải thiện, song môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2023 nhằm duy trì nỗ lực cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp trụ lại và vươn lên trên thương trường.
Những giải pháp cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh cần được coi trọng hơn, cụ thể hơn và nỗ lực thực thi phải mạnh mẽ hơn

Đề xuất Nghị quyết 02 tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hỗ trợ DN

(BĐT) - Trước bối cảnh kinh tế có nhiều yếu tố bất định, doanh nghiệp (DN) có nhiều khó khăn…, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định, để tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng, cải cách môi trường kinh doanh là giải pháp không thể thiếu và cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương.
Trong khó khăn, thách thức, Vinatex vẫn đạt 982 tỷ đồng lợi nhuận nửa đầu năm 2022, bằng 103% kế hoạch của cả năm. Ảnh: Nhã Chi

Chung sức xoay chuyển nghịch cảnh

(BĐT) - Những thách thức ngày càng lớn của bối cảnh kinh tế mới đã và đang buộc doanh nghiệp (DN) phải linh hoạt trong chiến lược kinh doanh. Để bước đi vững vàng trong thời gian tới, DN mong mỏi những chủ trương hỗ trợ phục hồi, cải thiện môi trường kinh doanh sẽ được đẩy mạnh một cách thiết thực.
Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ đem lại hiệu quả tức thì cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo hiệu quả bền vững, dài hạn. Ảnh: Lê Tiên

Thêm động lực từ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh

(BĐT) - Nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những diễn biến bất định của tình hình thế giới và dư địa tạo động lực tăng trưởng của chính sách tài khoá, tiền tệ hạn chế. Trong khi đó, các bộ, ngành, địa phương thiếu động lực cải cách.
Một số địa phương như: Quảng Ninh, Quảng Nam… đặt mục tiêu rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 - 50% so với quy định. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Nhiều rào cản cải thiện môi trường kinh doanh

(BĐT) - Hoạt động cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục được duy trì nhằm đồng hành với doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (NQ02) 6 tháng đầu năm 2022 nổi lên hai gam màu tương phản về mức độ quan tâm, chú trọng trong bức tranh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, hiệu quả của các giải pháp cải cách môi trường kinh doanh chưa tương xứng với sự trông đợi của doanh nghiệp. Ảnh: Tiên Giang

Trông đợi gói kích thích phi tài chính

(BĐT) - Môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế. Môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, chi phí thấp và an toàn là động lực để doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, nhất là trong bối cảnh DN cần thêm “trợ lực” phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Cơ chế hậu kiểm tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP giúp doanh nghiệp ngành thực phẩm tiết kiệm những khoản chi phí lớn. Ảnh: Lê Tiên

Lo ngại rào cản kinh doanh “mọc” trở lại

(BĐT) - Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh được xem là giải pháp giảm thiểu chi phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi và phát triển, nhất là trong bối cảnh DN đã chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một số rào cản kinh doanh đã bị bãi bỏ đang có xu hướng khôi phục lại, hoặc một số điều kiện kinh doanh mới được bổ sung.
Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp phản ánh còn gặp vướng mắc trong thu phí sử dụng hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cảng biển… Ảnh: Lê Tiên

Cải thiện thực chất môi trường kinh doanh: Giải pháp hỗ trợ phi tài chính quan trọng để phục hồi

(BĐT) - Những ưu tiên cao độ cho chống dịch Covid-19 trong khoảng hai năm qua đã phần nào làm tiến độ cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh chững lại. Giờ là lúc xốc lại, tăng tốc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.