#Tỷ giá
Tỷ giá USD/VND. Nguồn: Bloomberg, MBS Research

Bài toán mới với thị trường tài chính Việt Nam

(BĐT) - Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ cùng với chiến lược áp thuế quan rộng rãi đối với hàng nhập khẩu được dự báo làm tăng áp lực lạm phát của Mỹ, khiến lãi suất duy trì ở mức cao. Từ đó, đẩy tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng, tạo áp lực cho công tác điều hành tỷ giá và rủi ro dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Đây là những bài toán mới với thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam.
Bản tin thời sự sáng 24/8

Bản tin thời sự sáng 24/8

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Hải Tiến; tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục giảm sâu; 154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra vẫn chờ bổ sung quy hoạch; 3 đường bay Việt Nam vào top 10 đông khách nhất Đông Nam Á…
Nguồn: NHNN, Bloomberg, MBS Research

Tỷ giá giảm nhiệt, lãi suất có thể tiếp tục tăng

(BĐT) - Nối tiếp đà tăng từ tháng 4 đến cuối tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động 0,5 - 0,9 điểm % trong nửa đầu tháng 8. Trong khi đó, các động lực chính thúc đẩy đà tăng lãi suất gồm tỷ giá và tăng trưởng tín dụng đều có dấu hiệu giảm nhiệt.
Nhiều tổ chức nghiên cứu dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm nay từ mức 3,6-4,3%.

Kiểm soát tốt các yếu tố tác động để giữ lạm phát dưới 4,5%

(BĐT) - Nhiều tổ chức nghiên cứu dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm nay từ mức 3,6-4,3%, dưới mức trần định hướng (4,5%) khi quan sát thấy tỷ giá và nhiều hàng hóa và dịch vụ thiết yếu có xu hướng giảm nhiệt… Tuy nhiên, theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, công tác kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm có cả yếu tố thuận lợi và bất lợi.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Tiên

Kiểm soát lạm phát trước biến số lương và tỷ giá

(BĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,08% là phù hợp với biến động trên thị trường giá cả hàng hóa, tiền tệ và tác động của kinh tế thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, khả năng đạt được mục tiêu lạm phát cả năm 2024 từ 4 - 4,5% là có thể song không dễ dàng, đặc biệt trước tác động của chính sách tăng lương từ 1/7 và xu hướng tỷ giá gia tăng.
Kỳ vọng áp lực tỷ giá sẽ “giảm nhiệt”

Kỳ vọng áp lực tỷ giá sẽ “giảm nhiệt”

(BĐT) - Những ngày gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất tiết kiệm tiếp tục xu thế đi lên, rút ngắn khoảng cách lãi suất của VND và USD, giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, cần tiếp tục có các giải pháp ứng phó kịp thời với biến động trên thị trường ngoại hối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán USD cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm với giá bán can thiệp là 25.450 đồng/USD. Ảnh: Minh Dũng

Sẵn sàng can thiệp tỷ giá, ổn định thị trường tiền tệ

(BĐT) - Trước biến động mạnh trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng để góp phần ổn định tỷ giá USD/VND. Giới chuyên gia cho rằng, đây là biện pháp mạnh mẽ và kịp thời để ổn định thị trường tiền tệ, song cần hài hòa về liều lượng, thời điểm để hỗ trợ kinh tế phục hồi và ổn định vĩ mô.
Bản tin thời sự sáng 20/4

Bản tin thời sự sáng 20/4

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp tỷ giá; lùi thời hạn trả nợ của doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng; Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển đổi 43 ha rừng để làm đường ven biển; vượt Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore…
Tăng trưởng GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có dấu hiệu khởi sắc. Ảnh: Tuấn Anh

Có cơ hội để tăng trưởng đạt kịch bản cao

(BĐT) - Thời gian tới, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), vẫn còn nhiều thách thức khó lường, tạo áp lực lớn đến điều hành kinh tế, nhưng cũng có nhiều cơ hội, thuận lợi đan xen. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi tích cực trong quý II. Đây là điều kiện để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoàn thành các mục tiêu phát triển năm 2024.
Diễn biến các tỷ giá điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn: Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 11 - 15/3/2024, SSI Research

Nhiều doanh nghiệp đối mặt với rủi ro tỷ giá

(BĐT) - Việc tỷ giá VND/USD tăng mạnh đang tạo áp lực không nhỏ lên bài toán lợi nhuận của các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu chủ yếu từ nước ngoài hoặc có vay nợ lớn bằng ngoại tệ, nếu không có biện pháp chủ động phòng ngừa, quản trị rủi ro biến động tỷ giá.
Nguồn: BVSC

“Tháo van” áp lực tỷ giá

(BĐT) - Trong 4 ngày, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành khối lượng tín phiếu trị giá khoảng 60 nghìn tỷ đồng sau 4 tháng tạm dừng nghiệp vụ này. Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tăng cao, việc trở lại của nghiệp vụ này cho thấy cơ quan điều hành muốn đẩy lãi suất trên thị trường, từ đó giảm áp lực tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô.
Diễn biến tỷ giá USD/VND (nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3, MBS)

Doanh nghiệp trước bài toán quản lý rủi ro tỷ giá

(BĐT) - Tỷ giá USD/VND đã có biến động khá mạnh trong những tháng đầu năm. Nguyên nhân chính của xu hướng này là do lãi suất đồng USD ở mức cao và dự kiến còn kéo dài, nhu cầu ngoại tệ tăng do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng đáng kể. Dù vậy, có ý kiến cho rằng, đà tăng này chỉ là nhất thời và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có đủ năng lực can thiệp thị trường để tránh tác động bất lợi với nền kinh tế và doanh nghiệp.
Bản tin thời sự sáng 25/2

Bản tin thời sự sáng 25/2

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là USD ngân hàng tăng cao nhất 1 năm; Đà Nẵng đấu giá khu đất "vàng" nghìn tỷ đồng 4 mặt giáp đường; yêu cầu kiểm định chung cư mini tại Hà Nội bị nứt khiến 60 hộ dân phải di dời; khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam sẽ thành khu đô thị…
Trong cả năm 2023, tỷ giá USD/VND tăng 5% là mức có thể chấp nhận được trong bối cảnh cần duy trì chính sách lãi suất tương đối thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Giảm sức nóng của tỷ giá, cách nào?

(BĐT) - Cùng với đà tăng của USD trên thị trường thế giới, dấu hiệu đầu cơ ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng là nguyên nhân đáng chú ý khiến tỷ giá USD/VND tăng khá mạnh trong thời gian gần đây. Giới nghiên cứu cho rằng, đà tăng của tỷ giá chưa đến mức quan ngại, song cần tính toán các kịch bản biến động tỷ giá để lựa chọn cách thức điều tiết cung cầu tiền tệ đúng thời điểm và liều lượng, bảo đảm thị trường vận hành hiệu quả, hạn chế tác động bất lợi đến doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bản tin thời sự sáng 12/9

Bản tin thời sự sáng 12/9

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là tỷ giá trung tâm lần đầu vượt 24.000 đồng; cần lấy 90 ha đất rừng phòng hộ ven biển làm cảng Cần Giờ; ngân hàng tiếp tục xử lý nợ tại dự án tỷ USD của Tân Hoàng Minh; cổ phiếu Apax Holdings bị đình chỉ giao dịch…
Ngày 17/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.951 VND/USD, tăng 33 đồng so với hôm trước đó. Ảnh: Song Lê

Giải bài toán tỷ giá - lãi suất thế nào?

(BĐT) - Sau khi giữ ổn định trong tháng 7, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng trong nửa đầu tháng 8. Nguyên nhân chính của biến động này được cho là nhu cầu ngoại tệ tăng có tính mùa vụ và do chênh lệch lớn giữa lãi suất VND và lãi suất USD. Do đó, việc giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cần cân nhắc mức độ và thời điểm để tránh các tác động bất lợi.
Với diễn biến trên thế giới và kinh tế trong nước, việc bảo đảm ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Tiên Giang

Áp lực điều hành chính sách tiền tệ

(BĐT) - Áp lực tỷ giá, lãi suất, lạm phát, nhu cầu vốn của nền kinh tế khiến chính sách tiền tệ có sự giằng co rõ nét trong năm 2022. Dự báo áp lực tỷ giá, lãi suất năm 2023 sẽ giảm nhiệt song vẫn còn quan ngại về rủi ro từ kinh tế thế giới, đòi hỏi công tác điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục linh hoạt, hiệu quả, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong sự cân bằng chung giữa các yêu cầu vĩ mô.
Bản tin thời sự sáng 18/10

Bản tin thời sự sáng 18/10

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỷ giá lên 5%; Trung tâm Điều độ quốc gia lo thiếu khí cho phát điện; TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng Vành đai 3 vượt tiến độ ba tháng; đề xuất trên 7.000 tỷ đồng vốn nước ngoài cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…
Từ đầu năm đến nay, USD đã tăng giá khoảng 3,5% so với VND, ước làm tăng dư nợ Chính phủ bằng USD quy VND khoảng 16 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tiên Giang

Biến động tỷ giá khiến nợ công của Việt Nam giảm khoảng 2%

(BĐT) - Trả lời câu hỏi của Báo Đấu thầu về tác động của diễn biến tỷ giá USD/VND tới nợ công của Việt Nam, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tình hình nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bị tác động không nhiều từ việc USD tăng giá. Diễn biến dư nợ và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ vẫn nằm trong tính toán từ đầu năm và trong tầm kiểm soát.