Thước đo lạm phát ưa thích của Fed "hạ nhiệt"

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi đã tăng 0,2% trong tháng 10 và tăng 5% so với năm trước. Mức tăng hàng tháng đang thấp hơn ước tính 0,3% của Dow Jones, trong khi mức tăng hàng năm là tương đương.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

PCE cốt lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng và là thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ưa chuộng. Vào tháng 9, tốc độ tăng PCE cốt lõi so với tháng liền trước lên tới 0,5%, còn so với cùng kỳ năm trước là 5,2%.

Khi tính đến cả thực phẩm và năng lượng, chỉ số PCE toàn phần đã tăng 0,3% trong tháng 10 và 6% so với năm trước. Mức tăng hàng tháng tương đương với tháng 9, trong khi mức tăng theo năm đã giảm từ 6,3%.

Fed sử dụng một loạt thống kê để đánh giá lạm phát. Tuy vậy, ngân hàng trung ương này ưu tiên chỉ số PCE hơn vì nó tính đến những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, chẳng hạn như đổi sang hàng hóa rẻ tiền hơn thay vì những mặt hàng đắt đỏ.

Các nhà hoạch định chính sách coi lạm phát cốt lõi là thước đo đáng tin cậy hơn vì giá lương thực và năng lượng có xu hướng dao động nhiều hơn các mặt hàng khác.

Bộ Thương mại Mỹ cũng báo cáo rằng, thu nhập cá nhân đã tăng 0,7% trong tháng 10, cao hơn nhiều so với ước tính 0,4%. Trong khi đó, chi tiêu tăng 0,8%, tương đương với dự kiến.

Trong báo cáo quan trọng khác, một thước đo hoạt động sản xuất đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm vào tháng 11. Chỉ số sản xuất của Viện Quản lý cung ứng (ISM) rớt xuống mức 49%. Hay nói cách khác, chỉ có 49% doanh nghiệp được hỏi báo cáo về việc mở rộng sản xuất trong giai đoạn này.

Chỉ số sản xuất của Mỹ lao dốc chủ yếu do lượng đơn hàng đặt trước và nhập khẩu sụt giảm. Trong khi đó, chỉ số giá giảm 3,6 điểm xuống 43%; chỉ số việc làm mất 1,6 điểm còn 48,4%.

Chuyên đề