Thanh khoản tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng, thép hút dòng tiền

0:00 / 0:00
0:00
Diễn biến các chỉ số chiều nay tiếp tục bị tác động mạnh từ vài cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều. Dòng tiền mạnh duy trì tốt, giúp thanh khoản hai sàn khớp lệnh hôm nay khoảng 22% so với phiên trước. Top 10 giao dịch lớn nhất thị trường vẫn dồn vào cổ phiếu ngân hàng và thép...
Nhịp trượt dốc bất ngờ chiều nay của VN-Index gắn liền với biến động tại VHM và VNM
Nhịp trượt dốc bất ngờ chiều nay của VN-Index gắn liền với biến động tại VHM và VNM

Diễn biến các chỉ số chiều nay tiếp tục bị tác động mạnh từ vài cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều. Dòng tiền mạnh duy trì tốt, giúp thanh khoản hai sàn khớp lệnh hôm nay khoảng 22% so với phiên trước. Top 10 giao dịch lớn nhất thị trường vẫn dồn vào cổ phiếu ngân hàng và thép.

Phiên chiều chứng kiến nhịp đổ đèo khá nhanh của hai trụ VHM và VNM. Trong khi đó VIC không xấu hơn nhưng cũng không tốt lên. VCB cơ bản là yếu và chỉ được kéo rực lên ở đợt ATC.

Do mãi đến cuối phiên VCB mới có cải thiện, nên ảnh hưởng từ VHM, VNM là rất lớn. VN-Index thậm chí có đỉnh cao mới chiều nay, vượt hai đỉnh buổi sáng, tăng 0,38% lúc 1h30. Tuy nhiên sức ép từ các cổ phiếu lớn sau đó khiến chỉ số này có một nhịp giảm kéo dài tới tận 2h15.

Diễn biến tệ nhất phiên chiều phải kể tới VNM, khi trọn phiên là một nhịp rơi liên tục. Cuối phiên sáng VNM không quá kém, chỉ giảm 0,24% so với tham chiếu. Thế nhưng lúc đóng cửa, VNM bốc hơi tới 1,8% giá trị và chốt ở giá thấp nhất ngày. Lực bán khá đột ngột ở VNM, đẩy thanh khoản buổi chiều lên tới 155,8 tỷ đồng, chiếm 70% thanh khoản cả phiên. Khối ngoại cũng bán ra ròng gần 51 tỷ ở VNM. Cổ phiếu này tính đến phiên hôm qua có biên lợi nhuận T+4 khoảng 5,43%, cũng không phải là quá lớn, nhất là khi giá phục hồi từ đáy 21 tháng.

VHM cũng là mã lớn suy yếu đáng kể trong buổi chiều. Nhịp giảm của chỉ số từ 1h30 tới 2h15 có dấu ấn của VHM khi mã này cũng tụt gần 1% trong cùng thời điểm. Chốt phiên VHM dưới tham chiếu 1,22% dù cuối phiên sáng mới giảm 0,61%.

VIC và VCB là hai cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều trong buổi sáng thì chiều nay lại khá ổn định, dù ở mức thấp. VIC không tạo thêm đáy sâu mới trong ngày hôm nay ở phiên chiều. Giá đóng cửa vẫn giảm 4,28%. Riêng VCB đợt ATC có một chút bất ngờ. Ở giao dịch cuối cùng của đợt khớp lệnh liên tục, VCB ghi nhận giảm 2,1% so với tham chiếu. Tuy vậy ATC lại có lượng mua khá tốt đẩy giá vọt lên và đóng cửa chỉ còn giảm 0,43%. Như vậy chỉ riêng một lần giao dịch VCB nhảy giá tăng 1,66%. Đây là thay đổi đáng chú ý nhất giúp VN-Index có thêm gần 3 điểm trong đợt ATC và đóng cửa tăng 0,22%.

Ngoài các diễn biến trái ngược nhau ở một vài mã trụ khiến chỉ số “đánh võng”, về cơ bản thị trường giao dịch ổn định. Độ rộng sàn HoSE cuối ngày ghi nhận 282 mã tăng/169 mã giảm, trong đó 160 mã tăng trên 1% và 80 mã giảm trên 1%. Như vậy cơ bản cổ phiếu không gây thiệt hại gì rõ ràng.

Nhóm cổ phiếu giao dịch nổi bật hôm nay vẫn là thép và vật liệu xây dựng. Dù vậy trạng thái tích cực cũng đã có từ sáng, phiên chiều chỉ là thời gian giữ độ cao. HPG đóng cửa tăng 5,81%, HSG, NKG vẫn tăng trần... Rổ Vn30 tính ra không thay đổi quá nhiều giữa hai phiên, có 15 mã tăng cao hơn phiên sáng và 14 mã tụt giá. Biến động tăng xuất hiện ở hầu hết các cổ phiếu ngân hàng, dù vài mã chưa đủ mạnh để vượt được tham chiếu như BID, CTG, VCB.

Xếp theo thanh khoản, hầu hết các vị trí giao dịch lớn nhất (tính theo giá trị) thuộc về cổ phiếu ngân hàng và thép.

Xếp theo thanh khoản, hầu hết các vị trí giao dịch lớn nhất (tính theo giá trị) thuộc về cổ phiếu ngân hàng và thép.

Hai chỉ số đại diện nhóm ngành sàn HoSE phản ánh rõ biến động giá tích cực này là VNMATERIAL đại diện nhóm vật liệu tăng 4,72%, các chỉ số đại diện nhóm tài chính đều tăng trên 1%. Trong khi đó các chỉ số nhóm vốn hóa như VN30, VNMidcap, VNSmallcap tăng không quá 0,7%. Điều này nghĩa là thị trường đang có sự phân hóa theo nhóm cổ phiếu.

Hai nhóm này cũng có các đại diện trong top thanh khoản thị trường. HPG ACB, TCB và VPB giữ các ngôi vị hàng đầu về giá trị khớp lệnh, giá đều tăng tốt. Các mã như STB, MBB, MSB cũng nằm trong top 10. Thống kê cho thấy các cổ phiếu ngân hàng HoSE hôm nay chiếm 32% tổng giá trị khớp cả sàn. Thậm chí 10 mã ngân hàng VN30 chiếm 53,5% giá trị rổ.

Sau phiên thanh khoản khá đuối hôm qua, phiên này hai sàn niêm yết đã tăng 22% giá trị khớp lệnh, đạt gần 22.719 tỷ đồng, cao nhất 4 phiên. Mức này cũng chưa có gì đặc biệt, chỉ tương đương bình quân tuần trước Tết, nhưng cũng thể hiện sự phục hồi về dòng tiền.

Chuyên đề