Tạo cơ sở pháp lý nâng chất lượng hoạt động đấu giá tài sản

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 9/8, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Toàn cảnh phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Hải Yến
Toàn cảnh phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Hải Yến

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Luật Đấu giá tài sản cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu giá tài sản hiện hành nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện đấu giá, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá theo hướng chuyên nghiệp hóa, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản là rất cần thiết và cấp bách.

Về quy định tài sản đấu giá, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Thành Trung cho biết, Luật Đấu giá tài sản hiện hành có quy định “tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia” nhưng Dự thảo Luật lần này lại bỏ “hàng dự trữ quốc gia” ra khỏi danh mục tài sản đấu giá, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ lý do tại sao lại bỏ nội dung này.

Luật Đấu giá tài sản hiện hành chưa quy định cụ thể về thời gian và chế tài đối với người trúng đấu giá, đặc biệt là đối với đấu giá quyền sử dụng đất. Về vấn đề này, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị bổ sung quy định cụ thể trong Dự thảo Luật về thời gian “cứng” phải nộp tiền trúng đấu giá. Đồng thời, nên có thời gian tối đa, chẳng hạn quy định trong 25 - 30 ngày, người trúng đấu giá phải nộp tiền, nếu không nộp và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính sẽ bị hủy kết quả đấu giá để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Chuyên đề