(BĐT) - Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ họp trong tuần này để thiết lập chính sách tiền tệ trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc khủng hoảng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đang giảm bớt.
(BĐT) - Ngày 11/5, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất cơ bản từ 4,25% lên 4,5% - mức cao nhất trong gần 15 năm. Đây lần tăng lãi suất thứ 12 liên tiếp của BoE trong nỗ lực giảm lạm phát tại quốc gia này.
(BĐT) - Ngày 4/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản khi tiếp tục công cuộc kiểm soát lạm phát, đưa mức lãi suất lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2008.
(BĐT) - Giới phân tích cho rằng, dù mức độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã được dự đoán song vẫn gây bất lợi cho công tác điều hành chính sách tiền tệ. Nỗ lực giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian tới chủ yếu trông đợi vào thiện chí tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
(BĐT) - "Các hành động chính sách của chúng tôi phát huy tác dụng trong nhiều điều kiện tài chính". Đây là phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào cuối năm ngoái khi đề cập đến mối quan hệ nhân quả của chính sách tiền tệ.
(BĐT) - Trong vòng 1 tuần qua, đã có 3 ngân hàng của Mỹ phải “đóng cửa” do mất thanh khoản. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng lơ là kiểm soát với hệ thống ngân hàng. Mặt khác, một lực đẩy khiến các ngân hàng này “rơi xuống vực” là chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Đây là những vấn đề được đặt lên bàn cơ quan giám sát hệ thống tài chính của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
(BĐT) - Chưa đầy một tuần sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell "mở ra cánh cửa" đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, căng thẳng đột ngột bùng phát trong hệ thống ngân hàng Mỹ đã khiến giới nhà đầu tư cho rằng Fed khó có thể thực hiện kế hoạch này.
(BĐT) - Nhà kinh tế trưởng Steven Blitz tại TS Lombard cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể phá vỡ chu kỳ tăng lãi suất cho đến khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái.
(BĐT) - Các ngân hàng trung ương lớn đã tăng lãi suất với quy mô và tốc độ nhanh nhất hai thập kỷ trong năm 2022, với nỗ lực kiềm chế lạm phát gia tăng.
(BĐT) - Ngày 22/12/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Văn bản số 9064/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới. Theo đó, NHNN sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các TCTD này.
(BĐT) - Theo Bloomberg, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell mới đây đã đưa ra tín hiệu rằng Fed sẽ giảm nhịp độ tăng lãi suất vào tháng 12. Đồng thời, ông Powell nhấn mạnh, lãi suất cần tiếp tục đi lên và duy trì ở mức cao trong một thời gian để kiềm chế lạm phát.
(BĐT) - Theo Reuters, lạm phát tháng 10 ở Mỹ giảm mạnh hơn dự báo có thể sẽ là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm bớt tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.
(BĐT) - Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo, song mức tăng sẽ không lớn bởi phải cân nhắc nhiều mục tiêu bao gồm việc tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và ổn định kinh tế vĩ mô.
(BĐT) - Theo các chuyên gia kinh tế trong một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có đợt tăng lãi suất với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp vào tuần tới và ngân hàng trung ương này sẽ không dừng tăng lãi suất cho tới khi lạm phát ở Mỹ giảm còn một nửa so với mức hiện nay.
(BĐT) - Đó là chia sẻ của ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) về khó khăn của doanh nghiệp hiện nay trong việc tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường tài chính sau biến động của tỷ giá và lãi suất.
(BĐT) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát leo thang, song điều này khiến nhiều quốc gia đang cảm thấy "đau đớn" khi đồng nội tệ lao dốc.
(BĐT) - Trước bài toán bất khả thi về tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh biến động nhanh, khó lường của thị trường tài chính toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lựa chọn tăng lãi suất điều hành để ổn định tỷ giá. Động thái này hóa giải được áp lực giảm giá đồng nội tệ, giảm rủi ro nhập khẩu lạm phát.
(BĐT) - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp trong năm nay. Mặc dù đây có thể là hướng hành động tốt nhất cho nền kinh tế Mỹ, nhưng việc tăng lãi suất ở mức độ lớn liên tục đang kích hoạt những yếu tố khó lường và tạo gánh nặng cho các đối tác thương mại của nước này.
(BĐT) - Công tác chỉ đạo điều hành vĩ mô nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung sẽ ngày càng khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với các chính sách kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cần xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ trên nhiều phương diện, cả tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài và bên trong. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp của Chính phủ ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 0,75%.
(BĐT) - Theo Tập đoàn tài chính Nomura, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có thể sẽ tăng lãi suất thêm 1% trong kỳ họp tuần tới (20 - 21/9) sau khi dữ liệu lạm phát tháng 8 vừa được công bố cao hơn dự báo.