Sửa Luật Giá để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, việc sửa đổi Luật Giá 2012 là cần thiết, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Luật Giá (sửa đổi) phải đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng nguyên tắc quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ảnh: Nhã Chi
Luật Giá (sửa đổi) phải đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng nguyên tắc quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ảnh: Nhã Chi

Theo đại diện Bộ Tài chính, sau 9 năm thi hành, Luật Giá số 11/2012/QH13 đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, một số nội dung còn có cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho áp dụng, một số quy định không còn phù hợp; một số vấn đề mới phát sinh đòi hỏi phải được thể chế tại Luật.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, tại Luật Giá 2012, phạm vi và biện pháp bình ổn giá chưa linh hoạt, hiệu quả chưa cao, nhất là trong thời điểm thiên tai dịch bệnh, biến động của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, công tác hiệp thương giá, thẩm định giá tại nhiều nơi đã xảy ra tiêu cực, có nơi xảy ra tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, nhất là trong lĩnh vực y tế.

“Luật Giá (sửa đổi) phải đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh xung đột với các luật khác; đáp ứng nguyên tắc quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đảm bảo bao quát, thuận lợi cho công tác điều hành giá; phải tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn về quản lý giá, bình ổn giá; kế thừa, phát huy, hoàn thiện quy định của Luật Giá hiện hành, tháo gỡ các bất cập, khó khăn thực tiễn, rà soát các quy định thật rõ ràng, chặt chẽ", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Chuyên đề