#PPP
Ảnh minh họa: Internet

Lộ diện quy mô cao tốc PPP Nha Trang - Liên Khương

(BĐT) - Hai địa phương Khánh Hòa và Lâm Đồng vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) - Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT có sự tham gia vốn nhà nước. Tuyến cao tốc này được kỳ vọng sẽ kết nối 2 trung tâm du lịch lớn của 2 vùng trọng điểm Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Doanh thu thu phí thực tế tại Dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chỉ đạt 39% so với phương án tài chính ban đầu. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều dự án giao thông trọng điểm chờ gỡ khó

(BĐT) - Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và nhiều dự án giao thông trọng điểm vấp phải khó khăn về vốn, cơ chế chính sách, chế độ giải ngân… từ nhiều năm nay khiến nhà đầu tư như “mắc cạn”. Theo ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý, cần sớm có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách và các cơ quan thực thi chính sách để giải quyết dứt điểm các vướng mắc hiện hữu, khơi thông nguồn lực cho các dự án và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài hơn 112 km, đi qua 3 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ảnh: Minh Ngọc

Khẩn trương chọn nhà đầu tư PPP cho dự án Vành đai 4 - Hà Nội

(BĐT) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 466/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức đối tác công tư (PPP).
TP.HCM đã ban hành danh mục 23 dự án trong lĩnh vực thể thao, văn hóa, 6 dự án trong lĩnh vực y tế và 12 dự án trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo triển khai theo phương thức PPP. Ảnh: Song Lê

Nhiều cơ hội đầu tư mới tại các dự án hạ tầng, dịch vụ công

(BĐT) - Một số nội dung của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Luật sửa 4 luật (trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8) sẽ mở ra dư địa, nhiều cơ hội hơn cho khu vực tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
Luật Thủ đô quy định TP. Hà Nội được phép quyết định dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, xử lý nước thải với quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 200 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Dự án BT, làm sao phát huy hiệu quả, tránh rủi ro?

(BĐT) - Dù có những bất cập và tạm dừng thực hiện, nhưng nếu quản lý tốt, việc áp dụng loại hợp đồng BT có thể khơi thông hiệu quả nguồn lực đất đai, tận dụng năng lực của khu vực tư nhân cho phát triển. Việc khôi phục loại hợp đồng BT đang được Chính phủ đề xuất khi sửa một số nội dung của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Khi khôi phục, bài toán lớn đặt ra là làm thế nào để tránh được những hệ lụy như ở các dự án BT giai đoạn trước.
Sửa 2 nghị định về PPP cùng quá trình hoàn thiện Luật Đấu thầu. Ảnh: Lê Tiên

Sửa 2 nghị định về PPP cùng quá trình hoàn thiện Luật Đấu thầu

(BĐT) - Theo thông báo từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai xây dựng các nghị định sửa đổi Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP đồng thời với quá trình xây dựng, hoàn thiện các nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung 4 luật).
Cảng hàng không Quảng Trị được đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Kỳ vọng nâng cấp hạ tầng miền Trung - Tây Nguyên

(BĐT) - Những đồng vốn tư nhân đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đang như những cánh tay vạm vỡ nối dài tiếp lực cùng ngân sách nhà nước tạo nên những công trình hạ tầng giao thông quy mô lớn, từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng miền Trung và Tây Nguyên.
Theo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội được phép quyết định dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, thoát nước, xử lý nước thải. Ảnh: Nhã Chi

Dự án BT không “có lỗi”

(BĐT) - Cùng với BOT, BT là loại hợp đồng được áp dụng nhiều nhất để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng trong giai đoạn đầu. Với các dự án BT, một lượng vốn lớn từ khu vực tư nhân đã đổ vào nhiều công trình, dự án bất động sản đã hoàn thành, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho người dân.
Các nhà đầu tư dự án PPP mong sớm có quy định cụ thể về việc chia sẻ phần giảm doanh thu, chế tài bù đắp phần thiếu hụt doanh thu do không được điều chỉnh giá, phí. Ảnh: Thanh Huyền

“Tiếp sức” cho các nhà đầu tư hạ tầng

(BĐT) - Với tốc độ phát triển đều đặn hàng năm của các phương tiện giao thông và thói quen lựa chọn đường bộ là phương thức di chuyển chủ đạo, hạ tầng giao thông vận tải được đánh giá là lĩnh vực có nhiều dư địa để thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, với quy mô đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, các nhà đầu tư cần “tiếp sức” bởi cơ chế đầu tư minh bạch, sòng phẳng và đồng hành trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trên cả vòng đời dự án PPP giao thông.
Nhà hát Bến Thành được kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP. Ảnh: Song Lê

Thiết chế văn hóa - thể thao tại TP.HCM chờ “thay áo mới”

(BĐT) - TP.HCM, Sài Gòn xưa là vùng đất hoa lệ với những địa điểm văn hóa - thể thao quy mô, hiện đại, thu hút đông đảo người dân. Thế nhưng, thực tế đáng buồn là những điểm đến vang bóng một thời nay đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí trở thành điểm giữ xe hay bán cà phê, cơm tấm…, khiến không ít người dân tiếc nuối.
Cần lựa chọn dự án phù hợp, khả thi về tài chính, thu hồi được vốn, theo đúng nguyên tắc dự án PPP để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực văn hóa - thể thao. Ảnh: Song Lê

Kích hoạt dòng vốn vào văn hóa - thể thao

(BĐT) - Văn hóa - thể thao cần được đẩy mạnh đầu tư nhằm củng cố “sức mạnh mềm của nền kinh tế Việt Nam”. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công hạn chế, các lĩnh vực này rất cần thu hút nguồn lực xã hội để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đánh giá dư địa là rất lớn, nhiều địa phương mong muốn được mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), tăng cơ hội thu hút nguồn lực tư nhân phát triển các thiết chế văn hóa - thể thao.
Ảnh: Lê Tiên

Hài hòa lợi ích trong chính sách đầu tư PPP

(BĐT) - Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp đặt niềm tin và kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ tháo gỡ những vướng mắc kéo dài của các dự án chuyển tiếp, những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và mở rộng cơ hội huy động vốn.
Dự án Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) từng được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP nhưng bất thành, do gặp khó khăn trong xác định phần vốn góp của nhà nước (đất đai, nhân lực, đất, thương hiệu…).

Xây dựng thông tư hướng dẫn đầu tư PPP lĩnh vực y tế

(BĐT) - Bộ Y tế đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) thuộc lĩnh vực y tế nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Thời hạn góp ý là đến ngày 17/8/2024.
8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đang được kêu gọi đầu tư có tổng vốn đầu tư 2.509 tỷ đồng

Gọi đầu tư 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam: Hứa hẹn cuộc đua hấp dẫn

(BĐT) - Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa công bố danh mục kêu gọi đầu tư vào 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư 2.509 tỷ đồng. Với quy mô vừa phải, chỉ trên dưới 300 tỷ đồng/dự án, lại có dư địa phát triển lâu dài, bền vững, đầu tư trạm dừng nghỉ được dự báo là cuộc đua mới hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
Nghị quyết số 98/2023/QH15 cho phép TP.HCM được áp dụng theo phương thức PPP đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa thể thao

Đầu tư PPP vào lĩnh vực văn hóa, thể thao: “Mở đường” thu hút vốn tư nhân

(BĐT) - Nhiều địa phương kỳ vọng phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sẽ mở ra những cơ hội mới trong thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh văn hóa, thể thao. Dù là mô hình ưu việt, nhưng để thực hiện thành công, cần tháo gỡ đồng bộ các rào cản; đồng thời, việc thí điểm, mở rộng áp dụng đầu tư PPP nên được triển khai một cách thận trọng để tránh những hệ lụy có thể xảy ra.
Nhà đầu tư Dự án Xây dựng, khai thác tầng ngầm làm bãi đậu xe và dịch vụ công cộng tại Công viên Lê Văn Tám (TP.HCM) đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng cho Dự án. Ảnh: HC

Cái kết “đắng” của 4 dự án bãi đậu xe tại TP.HCM

(BĐT) - Với mục tiêu tạo lập thêm không gian giao thông ngầm nhằm giảm áp lực cho khu vực trung tâm, TP.HCM đã triển khai nhiều dự án bãi đậu xe ngầm theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, phần lớn các dự án được đề xuất chấm dứt bởi quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đã có nhà đầu tư vỡ phương án tài chính.
Theo EuroCham, sự hợp tác trong các ngành công nghiệp mới nổi như thiết bị bán dẫn có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều khuyến nghị cập nhật của doanh nghiệp EU dành cho Việt Nam

(BĐT) - Tại Sách Trắng 2024, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đề xuất một số chính sách, hợp tác trong các ngành công nghiệp mới nổi như thiết bị bán dẫn và năng lượng tái tạo, kết nối hạ tầng và tích hợp chuỗi cung ứng. Đây là những nội dung có thể tạo nên nền tảng cho các luồng đầu tư và thương mại bền vững, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hơn cho Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư quốc tế quan tâm đến việc nhượng quyền kinh doanh tài sản hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Huy động tài chính quốc tế cho dự án hạ tầng: Lựa chọn dự án tốt để nhà đầu tư xuống tiền

(BĐT) - Mặc dù nhận được sự quan tâm của giới đầu tư, tài chính quốc tế, nhưng đến nay lĩnh vực hạ tầng giao thông gần như chỉ dừng lại ở cơ hội hợp tác. Theo nhiều ý kiến, để thu hút nhà đầu tư quốc tế, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và năng lực của khu vực công trong lựa chọn dự án, phân bổ nguồn lực và đấu thầu dự án để có thể giới thiệu các dự án hợp lý và bền vững ra thị trường.
Hội thảo thu hút hơn 100 đại biểu tham dự với nhiều thành phần khác nhau như cơ quan quản lý nhà nước, luật sư, trọng tài và doanh nghiệp, hiệp hội nhà đầu tư

Thống nhất cách hiểu và cùng gỡ vướng cho dự án PPP

(BĐT) - Triển khai dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại Nghị trường Kỳ họp thứ 6. Theo ông Nguyễn Tiến Huy - Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, đã đến lúc các bên tham gia PPP cần ngồi lại để thống nhất cách hiểu, nhận diện rào cản để cùng tìm ra giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.
Dự án thành phần 3 Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với tổng mức đầu tư 56.536 tỷ đồng chuẩn bị được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước. Ảnh: Phú An

Nhiều cơ hội tại loạt dự án PPP sắp đấu thầu

(BĐT) - Trong thời gian qua, nhiều dự án PPP lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đã công bố và có kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư. Đến nay, nhiều dự án đã và đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, theo lộ trình sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi trong thời gian tới để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.