Lĩnh vực kinh doanh vàng miếng của SJC có biên lợi nhuận rất thấp. Ảnh: Thanh Thiên |
Đáng lưu ý, mặc dù lợi nhuận giảm sút, doanh thu quý II/2016 của SJC vẫn đạt 4.561 tỷ đồng, tăng 25,8% so với quý II/2015, lãi gộp đạt gần 25 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng.
Nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm nằm ở việc sụt giảm doanh thu tài chính trong kỳ. Nói cách khác, lợi nhuận quý II/2015 của SJC “trông chờ” vào hoạt động tài chính với chênh lệch thu được tới 85 tỷ đồng. Trong khi đó, chênh lệch thu/chi hoạt động tài chính quý II/2016 chỉ còn 2,7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, SJC lãi ròng 20,4 tỷ đồng, giảm 47% so với nửa đầu năm 2015.
Lợi nhuận mỏng của SJC được lý giải bởi lĩnh vực kinh doanh đặc thù của Công ty là kinh doanh vàng miếng với biên lợi nhuận rất thấp, ít nhất là so với vàng trang sức. Trong nửa đầu năm 2016, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là vàng trang sức, đã gặt hái lợi nhuận tốt hơn hẳn, lên tới 244 tỷ đồng, trong khi doanh thu bán hàng chỉ ở mức 3.961 tỷ đồng, chưa bằng một nửa doanh thu của SJC.
Trên thực tế, SJC không hoàn toàn chỉ bán vàng miếng. Công ty cũng đã tham gia mảng kinh doanh nữ trang với nhiều sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của Công ty vẫn là một câu hỏi khi so sánh với người anh em PNJ.
SJC là DN 100% vốn nhà nước. Với ưu thế của một DNNN, vàng SJC nhận được nhiều ưu ái và vị thế trong giao dịch vàng trong cả nước nói chung.