Những thách thức của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016

Phía trước Chính phủ vừa được kiện toàn là nhiều kỳ vọng nhưng cũng rất nhiều trách nhiệm, đòi hỏi Chính phủ phải hành động.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Quốc hội đã hoàn tất việc kiện toàn nhân sự của Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, một bước đi nhằm khẩn trương triển khai những chủ trương, nhiệm vụ mới được Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra.

Khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức cách đây 2 ngày, ngay trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, ông đã khẳng định sẽ phải đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tập trung cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương kỷ luật. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng và "cương quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền" được nhấn mạnh là những nhiệm vụ trọng tâm.

Vẫn còn nhiều nhiệm vụ khác được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập nhưng chỉ chừng ấy cũng đã đủ để thấy rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang nắm rất rõ những điểm cốt yếu mà ông cùng toàn thể Chính phủ sẽ phải tập trung xử lý để đất nước có thể phát triển vững chắc và ổn định thời gian tới đây.

Đó là cơ sở để chúng ta kỳ vọng những vấn đề của đất nước sẽ được Chính phủ mới được kiện toàn nỗ lực giải quyết. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, kỳ vọng của người dân càng lớn, trách nhiệm của Chính phủ mới được kiện toàn sẽ càng lớn. Đó là trách nhiệm phải hành động vì chỉ có hành động quyết liệt mới đáp ứng được kỳ vọng của người dân và niềm tin của nhân dân mới được duy trì.

Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia nghiên cứu về chính sách công cũng như các vấn đề đổi mới và hội nhập của Việt Nam đã chia sẻ, bình luận về chủ đề "Kỳ vọng và trách nhiệm" đối với các thành viên Chính phủ mới nhiệm kỳ 2011-2016:

Chuyên đề

Kết nối đầu tư