Nhiều quy định về phòng cháy, chữa cháy hạn chế việc mở rộng, đầu tư bệnh viện

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một số quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đang gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đơn cử QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, tại bảng B8 quy định, phạm vi áp dụng của vật liệu hoàn thiện, trang trí, vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn trên đường thoát nạn có chiều cao tối đa của công trình xây dựng bệnh viện là 9 tầng hoặc 28 mét.

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang

Quy định này vô tình hạn chế việc đầu tư, mở rộng phạm vi của các cơ sở y tế, đặc biệt là cở sở y tế tư nhân; các nhà đầu tư mới không thể mở rộng quy mô bệnh viện, cản bước tiến phát triển của doanh nghiệp. Chúng tôi kiến nghị Bộ Xây dựng sửa đổi quy định về chiều cao tối đa của công trình xây dựng bệnh viện nhằm tạo điều kiện mở rộng phạm vi xây dựng của các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế tư nhân, các nhà đầu tư mới. Bên cạnh đó, quy định các phòng bệnh 100% phải làm bằng vật liệu ngăn cháy là rất khó thực hiện, tốn kém và không cần thiết.

Tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy (sửa đổi) có quy định yêu cầu kiểm định PCCC đối với mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy. Như vậy, theo quy định này thì nhiều mẫu kết cấu bắt buộc phải thử nghiệm chịu lửa, nói nôm na là “đốt thử”. Theo tôi, khi thử nghiệm chịu lửa, gần như 100% các kết cấu đều biến dạng cho dù đạt yêu cầu hay không, đồng nghĩa với việc mẫu thử nghiệm không thể sử dụng hoặc tái sử dụng được nữa. Với các kết cấu có chi phí thấp thì việc thử nghiệm không phải là vấn đề lớn, nhưng một số kết cấu vô cùng đắt đỏ như cửa giếng thang máy thì đây là sự lãng phí không cần thiết.

Chuyên đề