Nhà thầu mong muốn có cơ chế mở cho hợp đồng theo đơn giá cố định

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo quy định, đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, việc thực hiện được áp dụng khi gói thầu chưa được xác định rõ ràng và chi tiết về khối lượng công việc được thực hiện, giá thanh toán sẽ được tính theo đơn giá đã ghi trong hợp đồng nhân với khối lượng nghiệm thu thực tế.

Ông Nguyễn Minh Lê Vũ, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng Liên Việt Tiến

Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro đó để tính toán chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng...

Tuy nhiên, gần 3 năm trở lại đây, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát, những phương pháp truyền thống đó gần như bị đảo lộn, nằm ngoài những tính toán của nhà thầu. Trước đây, thay đổi có thể một năm, vài năm, nhưng hiện nay có khi nhà thầu và chủ đầu tư vừa ký hợp đồng xong thì vật liệu, nhân công, nhiên liệu đã “nhảy” giá, đó là chưa kể mặt bằng để thi công tại các dự án mà nhà thầu đảm nhiệm liên tục bị chậm bàn giao, kéo dài từ năm này qua năm khác.

Tại Điều 67 Luật Đấu thầu năm 2013 và Khoản 2 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu điều kiện, nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng khi việc bàn giao mặt bằng thực hiện không đúng so với các thỏa thuận trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của hợp đồng nhưng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra; chính sách giá nguyên vật liệu thay đổi và do ảnh hưởng của những yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy, ở giai đoạn hiện tại, chúng tôi rất mong có một cơ chế mở hơn, cho phép nhà thầu ký phụ lục hợp đồng theo hướng điều chỉnh.

Chuyên đề