Nhà đầu tư tha thiết mỏi mòn chờ cơ chế

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Việt Nam được đánh giá là có nhiều triển vọng phát triển năng lượng tái tạo, nên thời gian qua, có rất nhiều nhà đầu tư tha thiết được đầu tư vào lĩnh vực này. Với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, Việt Nam trở thành quốc gia có tiềm năng điện gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Trong đó, điện gió ngoài khơi (cách bờ 20 - 50 km) có nhiều tiềm năng phát triển nhất (công suất tuabin lớn từ 45 đến 50 MW, lớn hơn nhiều so với điện gió trong bờ với công suất chỉ từ 3 đến 4 MW).

Mặc dù vậy, cho đến nay, gần như chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào được đi vào vận hành. Nhiều dự án rơi vào tình cảnh kéo dài nhiều năm do thủ tục trình duyệt đầu tư khó khăn, phức tạp. Việc chậm tiến độ cấp phép gây tốn kém chi phí cho nhà đầu tư cũng như Nhà nước, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế - xã hội, các ngành nghề liên quan cũng như đảm bảo an ninh năng lượng.

Đơn cử như Dự án Điện gió ngoài khơi Thanglong Wind tại Bình Thuận với công suất là 3.400 MW của Tập đoàn Enterprize Energy (Anh), Nhà đầu tư đề xuất từ năm 2018, đã được Bộ Công Thương chấp thuận thực hiện khảo sát, nghiên cứu, đầu tư xây dựng từ năm 2019… Theo kế hoạch giai đoạn I, Dự án sẽ hòa lưới điện vào cuối năm 2022 - đầu năm 2023 với công suất 600 MW… Thế nhưng, cho đến nay, Nhà đầu tư vẫn chưa thể đầu tư xây dựng Dự án.

Để khắc phục được tình trạng đầu tư ồ ạt trước đây, việc thực hiện cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được cho là một trong những giải pháp có hiệu quả, có thể chọn được nhà đầu tư có năng lực, giảm suất đầu tư nhờ cạnh tranh, cũng như đảm bảo được chất lượng của các dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn, hành lang pháp lý quy định cụ thể về việc triển khai theo cơ chế này.

Chuyên đề