Mong sớm được hưởng chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trụ vững trong cơn “bão giá”

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Sang năm 2022, tinh thần quay trở lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất khí thế. Một mặt doanh nghiệp cần phục hồi sau quãng thời gian dừng sản xuất, bù lại những kết quả kinh doanh bị chậm và đã mất của năm 2021; mặt khác đầu ra của doanh nghiệp trong năm 2022 đang rất có triển vọng, nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt là về xuất khẩu.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc về mặt nhân sự, thiếu lao động. Khi áp lực này giảm dần thì doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với sự tăng giá đột biến của nguyên, vật liệu sản xuất, trong khi giá cước tàu, vận chuyển logistics tăng theo và hiện không có dấu hiệu giảm. Việc tăng giá đầu vào sản xuất này nằm ngoài kế hoạch cũng như dự báo của doanh nghiệp trong năm 2022. Trong khi đó, việc nâng giá sản phẩm lại không thể thực hiện ngay và trong một số trường hợp là bất khả thi vì giá theo hợp đồng thường được duy trì theo quý, với đơn hàng xuất khẩu thì được tính theo năm hoặc ít nhất là 6 - 8 tháng.

Do vậy, nhiều doanh nghiệp hiện chỉ còn cách vừa sản xuất vừa chờ đợi giảm giá, không dám tích lũy nguyên vật liệu sản xuất mà chỉ mua theo tháng.

Điều này khiến cho những đơn hàng dài hơi sẽ gặp nhiều rủi ro, không biết khả năng đáp ứng trong tương lai như thế nào, khiến doanh nghiệp lo lắng.

Để phần nào bù đắp việc tăng giá nguyên vật liệu, doanh nghiệp mong muốn chi phí tài chính được giảm xuống. Doanh nghiệp mong muốn được hưởng đúng chính sách hỗ trợ như: giảm 2% về lãi suất vay ngân hàng của các ngân hàng thương mại; nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ tiền thuê nhà ở để hỗ trợ cho người lao động yên tâm làm việc và doanh nghiệp tránh bị động về nguồn lao động.

Chuyên đề