Không để chậm trễ trong xử lý 12 doanh nghiệp, dự án yếu kém

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kế hoạch và phương án tổng thể xử lý một số dự án, doanh nghiệp (DN) chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương diễn ra chiều ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không để kéo dài, chậm trễ, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
5 dự án, doanh nghiệp ngành công thương đang có tranh chấp, vướng mắc với đối tác, dù đã đàm phán nhiều lần nhưng vẫn không thành công. Ảnh: Nhã Chi
5 dự án, doanh nghiệp ngành công thương đang có tranh chấp, vướng mắc với đối tác, dù đã đàm phán nhiều lần nhưng vẫn không thành công. Ảnh: Nhã Chi

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu dự án nào phục hồi được thì cố gắng phục hồi, còn không thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý… Theo đó, chúng ta cần có quyết sách rõ ràng từng dự án, “cái nào phục hồi, cái nào phá sản”; không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý các dự án này. Chỉ đạo được đưa ra sau khi các ý kiến phát biểu tại cuộc họp cho biết, đến nay, có một số dự án được đưa vào hoạt động và một số dự án được xử lý với hình thức phù hợp.

Đến nay, trong số 12 dự án, doanh nghiệp, chỉ có 2 dự án, DN có lãi (trong đó 1 DN vẫn còn lỗ lũy kế); 2 dự án, DN giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án, DN đã vận hành trở lại; 7 dự án, DN còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.

Đặc biệt, 5 dự án, DN đang có tranh chấp, vướng mắc với đối tác, dù đã đàm phán nhiều lần nhưng vẫn không thành công. Các dự án này bao gồm: Dự án Xây dựng Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Dự án Cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

Chuyên đề