Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức mua vào là 22.450 đồng/USD và bán ra là 22.520 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Ngân hàng Vietinbank điều chỉnh tăng 15 đồng/USD ở cả hai chiều mua và bán, USD được giao dịch quanh mức 22.440 – 22.520 đồng/USD.
Tương tự, ngân hàng ACB cũng niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức mua vào là 22.440 đồng/USD và bán ra là 22.520 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD ở cả hai chiều mua và bán ra
USD được giao dịch tại ngân hàng Eximbank ở ngưỡng 22.430 – 22.542 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán.
Ngân hàng Techcombank liên tục giữ nguyên mức tỷ giá niêm yết trong nhiều ngày, USD được giao dịch ở mức 22.430 – 22.545 đồng/USD.
Ngân hàng BIDV niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức mua vào là 22.450 đồng/USD và bán ra ở mức 22.510 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1, so với hôm qua, giá USD niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng nhẹ. (Ảnh minh họa).
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của USD/VND tiếp tục được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho ngày 07/01/2016 là 21.919 VND/USD.
Về các đồng tiền khác, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ trong phiên giao dịch sáng nay khiến rất nhiều nền kinh tế trong khu vực trở nên chao đảo và thị trường chứng khoán trong nước giảm mạnh. Khiến các nhà đầu tư trở nên lo sợ trước “người khổng lồ châu Á”, rất có thể sẽ gây nên cuộc chiến thương mại ảo chống lại đối thủ cạnh tranh.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị đình chỉ trong nửa ngày còn lại, đây là lần thứ 2 trong tuần này mà sàn chứng khoán Trung Quốc phải đóng cửa tạm dừng giao dịch.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) một lần đã làm biến động thị trường khi niêm yết tỷ giá trung điểm chính thức ở mức 6,5646 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2011.
Tỷ giá này giảm mạnh so với ngày hôm trước và đánh dấu mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 8/2015, khi đột ngột giảm gần 2%.
Ngay sau động thái này của Trung Quốc đã khiến các đồng tiền trong khu vực đi vào một trạng thái khủng hoảng. Đặc biệt là Đô la Úc, đã giảm một nửa cent Mỹ chỉ trong chớp mắt.
Chứng phiếu Thượng Hải giảm 7% khiến sàn giao dịch phải đóng cửa, đây là hiệu suất lặp lại của sụt giảm đột ngột vào hôm thứ 2. Theo đó, chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng giảm 1,8%.
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đã gây áp lực lên các nước châu Á khác phải phá giá đồng tiền của mình để cạnh tranh với các ngành xuất khẩu lớn của Trung Quốc.
Điều này cũng làm cho hàng hóa được giao dịch bằng đồng đô la Mỹ sẽ trở nên đắt hơn đối với người mua Trung Quốc, gián tiếp làm giảm cầu và giảm giá hàng hóa theo một phản ứng dây chuyền khá luẩn quẩn.