Dự án chậm thi công do vướng mặt bằng, nhà thầu cần được chia sẻ rủi ro

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Có một thực tế hiện nay là sau khi ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư, nhiều dự án bị vướng mặt bằng khiến thi công thực địa bị ngưng đọng, không có khối lượng công việc, không thể thanh quyết toán. Hệ lụy kéo theo là dự án bị chậm tiến độ, thậm chí có những dự án không thể thi công và rơi vào nguy cơ phải chấm dứt đầu tư.

Ông Trương Xuân Thành, Giám đốc điều hành dự án Công ty CP Trường Sơn 532

Trong những trường hợp này, tiến độ thi công chậm là do nguyên nhân khách quan, có một phần trách nhiệm của chủ đầu tư, của địa phương được giao đền bù và giải phóng mặt bằng, nhưng trên thực tế, trách nhiệm thường bị đẩy về phía nhà thầu.

Tại Đà Nẵng, Công ty CP Trường Sơn 532 đang thi công hai dự án hạ tầng quan trọng là tuyến Vành đai phía Tây 1 và Vành đai phía Tây 2. Ở Dự án Vành đai phía Tây 1 (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Đà Nẵng làm chủ đầu tư), do vướng mặt bằng, liên danh nhà thầu Cienco 1 năng lực yếu, dẫn đến toàn Dự án bị chậm. Hiện nay Trường Sơn 532 phải “gánh” phần việc này cho nhà thầu Cienco 1, khả năng phải bù lỗ khoảng 20 tỷ đồng. Tuyến Vành đai phía Tây 2 (Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng làm chủ đầu tư) có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 14,3 km, nhưng 10 km hoàn toàn không thể thi công do vì bị tắc nghẽn ở khâu giải phóng mặt bằng. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho Nhà thầu vì dù Dự án không có mặt bằng thi công nhưng vẫn phải duy trì bộ máy vận hành, nhân lực, thiết bị chờ 4 - 5 năm nay.

Tuy nhiên, với số km đang vướng mặt bằng và chưa triển khai, lãnh đạo TP. Đà Nẵng chỉ đạo các chủ đầu tư tiến hành chấm dứt hợp đồng và thu hồi tạm ứng. Thu hồi tạm ứng là đúng quy định pháp luật, nhưng ở những tình huống bất khả kháng cũng cần xem xét, xác định lỗi thuộc về ai để đưa ra giải pháp hợp tình, hợp lý, chia sẻ rủi ro với nhà thầu.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư