Doanh nghiệp ngành xây dựng chưa có công cụ, chính sách để “giải cứu”

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) -  Ngành xây dựng giai đoạn hiện nay như đang nằm dưới đáy xã hội, các công nợ xấu nhất của thị trường đều rơi vào ngành này. Trong khi những lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, dệt may, thuỷ sản đã có nhiều công điện, văn bản “giải cứu”, riêng doanh nghiệp ngành xây dựng chưa có công cụ, chính sách để “giải cứu”.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam

Có những nhà thầu đang gánh số nợ đến 6 nghìn tỷ đồng phải trả, trong khi không thu được nguồn vốn đã bỏ ra để xây dựng công trình cho chủ đầu tư. Điều này cho thấy, chất lượng tài sản của ngành xây dựng đang xuống dốc nghiêm trọng, tỷ lệ nợ phải thu chiếm đến 70%, rơi vào các doanh nghiệp nhà thầu lớn; đối với nhà thầu vừa và nhỏ, tỷ lệ này cũng chiếm 62 - 65% tổng tài sản.

Nhiều nhà thầu trên sổ sách có doanh số nhưng thực chất là không có, vì đang chịu số nợ đọng từ 65 - 72%; có doanh nghiệp nằm trong tổng công ty nhà nước báo lãi quý I/2023 vài trăm triệu đồng, cũng xem như là không có lãi; có gói thầu trị giá hơn 300 tỷ đồng nhưng bị nợ đọng kéo dài 5 năm lên đến 60 tỷ đồng…

Những số liệu trên là minh chứng cho “bức tranh u ám” của ngành xây dựng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cơ chế, pháp lý bất cập, từ đơn giá định mức đang áp dụng, chế độ bảo hiểm, phụ cấp, thuế, giá trị gia tăng… Để cải thiện chất lượng tài sản doanh nghiệp ngành xây dựng, các cơ quan chức năng cần có giải pháp “giải cứu” hiệu quả nhằm tháo gỡ vướng mắc về định mức, đơn giá, chi phí tiền lương, giá ca máy trong đơn giá; thông báo giá tại các địa phương hàng tháng sát giá thị trường để xác định giá gói thầu...

Chuyên đề