Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh gần như vẫn đứng ngoài thị trường mua sắm sản phẩm, dịch vụ công

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Luật Đấu thầu năm 2023 đã có quy định ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường như: xếp hạng cao hơn, cộng thêm điểm đánh giá, ưu tiên trong đánh giá năng lực, kinh nghiệm…

Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển

Một số quy định pháp luật chuyên ngành cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá công nghệ đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh, sạch, sản phẩm - dịch vụ thân thiện với môi trường… Những quy định này là phù hợp với xu hướng đầu tư - tiêu dùng của toàn cầu và chính sách khuyến khích chuyển đổi xanh của Chính phủ, giảm phát thải, giảm tỷ lệ chôn lấp rác…

Tuy nhiên, thực tế triển khai hiện so với tinh thần của đường lối, chính sách nêu trên vẫn “một trời một vực”. Những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, startup sử dụng công nghệ xanh gần như vẫn chỉ đứng ngoài cuộc, không thể tham gia vào thị trường mua sắm sản phẩm, dịch vụ công.

Chẳng hạn việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ công xử lý rác, chủ đầu tư nêu rõ trong hồ sơ mời thầu về yêu cầu công nghệ xử lý như: công nghệ đốt rác, đốt rác phát điện… Vô hình trung, những yêu cầu này làm hạn chế cạnh tranh, khiến những doanh nghiệp sử dụng công nghệ khác, kể cả công nghệ tốt hơn, xanh - sạch hơn, cũng không thể đáp ứng, cho dù có nộp hồ sơ tham dự thì cũng bị loại vì “lạc đề”.

Một khi đã có chính sách đúng đắn thì phải thực thi thống nhất, đồng bộ để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Cần hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo, thân thiện với môi trường…

Chuyên đề

Kết nối đầu tư