Dự kiến đến cuối năm 2019, chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép. Ảnh: Lê Tiên |
Đến cuối năm 2019, tỷ trọng nợ trong nước tăng dần, dự kiến đạt 62,3% tổng dư nợ Chính phủ (năm 2016 ở mức 60,1%); nợ nước ngoài giảm dần, dự kiến đạt 37,7% tổng dư nợ Chính phủ (năm 2016 ở mức 39,9%), góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Nợ trong nước chủ yếu là các khoản trái phiếu chính phủ (TPCP), đã được cải thiện về kỳ hạn, chi phí huy động, cơ cấu nhà đầu tư. Hiện nay kỳ hạn còn lại của danh mục nợ TPCP đạt 7,4 năm, cao hơn 1,4 năm so với năm 2016; lãi suất phát hành bình quân giảm từ 6,7%/năm trong năm 2016 xuống còn 4,5%/năm.
Nợ nước ngoài chủ yếu vẫn là các khoản vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ song phương và đa phương với kỳ hạn vay dài, lãi suất ưu đãi.
Như vậy, đến cuối năm 2019, dự kiến các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép và tiếp tục xu hướng giảm của năm 2018, chủ yếu do tình hình cân đối NSNN diễn biến thuận lợi. Qua đó giảm nhu cầu huy động vốn của Chính phủ để bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển; tiếp tục siết chặt bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp vay và mức bảo lãnh phát hành cho Ngân hàng Phát triển thấp hơn nợ gốc đến hạn, dẫn đến dư nợ chính phủ bảo lãnh tiếp tục giảm trong năm 2019.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ, cơ quan cho vay lại, đơn vị được bảo lãnh để rà soát, đối chiếu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay trả nợ năm 2019.