(BĐT) - Việc thống kê các cuộc đấu giá trước cùng mức chênh lệch bán vượt giá khởi điểm tại các cuộc đấu giá thành là một trong các tiêu chí quan trọng để xác định năng lực, kinh nghiệm của tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS). Nhiều ý kiến cho rằng, khi xây dựng tiêu chí này làm cơ sở để lựa chọn TCĐGTS, cần quy định theo hướng đảm bảo minh bạch, công bằng và trách nhiệm giải trình, tránh việc TCĐGTS lợi dụng, tạo ra các cuộc đấu giá ảo để làm đẹp hồ sơ năng lực.
(BĐT) - Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số nội dung được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) năm 2024, trong đó có nội dung về hướng dẫn lựa chọn tổ chức ĐGTS. Nhiều tổ chức ĐGTS cho rằng, cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, cụ thể hơn nữa để tránh việc chủ tài sản đánh giá không khách quan, tùy tiện, cảm tính đối với hồ sơ năng lực của tổ chức ĐGTS.
(BĐT) - Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, chế tài nào để xử lý vi phạm người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản để hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc như thời gian qua khiến cho thị trường bất động sản bị nhiễu loạn đang nhận được nhiều quan tâm.
(BĐT) - Từ ngày 1/8/2024, việc lựa chọn đơn vị, tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Khảo sát sơ bộ cho thấy, giá dự thầu, trúng thầu của nhiều tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS) thấp hơn nhiều so với giá gói thầu.
(BĐT) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, 1 nghị định, 4 thông tư quy định chi tiết các nội dung của Luật đang được các cơ quan soạn thảo xây dựng và hoàn thiện, đảm bảo thời hạn ban hành có hiệu lực đồng thời với Luật. Một số bất cập nổi cộm trong hoạt động ĐGTS thời gian qua dự kiến sẽ được khắc phục bằng quy định mới, rõ trách nhiệm, minh bạch hóa hoạt động ĐGTS.
(BĐT) - Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang vừa có kết luận đối với nội dung tố cáo Công ty Đấu giá hợp danh DHL (Công ty DHL) về việc cố ý cung cấp thông tin không chính xác trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS) tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức bán đấu giá 73 lô đất tại thị xã Việt Yên, công ty này bị xác định vi phạm quy định pháp luật về ĐGTS trong việc thay đổi thời gian nộp tiền đặt trước tham gia đấu giá.
(BĐT) - Qua thanh tra, Đoàn thanh tra của Cục Bổ trợ tư pháp thuộc Bộ Tư pháp đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế về việc chấp hành pháp luật về đấu giá tài sản (ĐGTS) đối với Sở Tư pháp và một số tổ chức ĐGTS trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
(BĐT) - Chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS). Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm, cho ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm được đưa ra trong Dự thảo Luật. Bên cạnh đó, việc bổ sung quy định về những người không được đăng ký tham gia đấu giá cùng một tài sản cũng được đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ, cân nhắc kỹ.
(BĐT) - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM mới đây đã trình dự thảo báo cáo UBND Thành phố về kế hoạch tổ chức công tác đấu giá cho các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vùng đất này vẫn là tâm điểm thảo luận khi Thành phố công bố kế hoạch giá đất cho năm 2024 và năm 2025.
(BĐT) - Sau 2 năm thực hiện Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS), bên cạnh những tác động tích cực là tạo cơ sở pháp lý cho người có tài sản (NCTS) thực hiện đánh giá, chấm điểm lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn TCĐGTS theo quy định của Luật Đấu giá tài sản (ĐTGS), Bộ Tư pháp cho rằng, thông tư này đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế.
(BĐT) - Luật Đấu giá tài sản đang trong quá trình được Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm hạn chế tối đa tình trạng thông đồng, dìm giá, tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản.
(BĐT) - Sau 2 năm thực hiện Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS), vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc liên quan tới việc xác định thông tin TCĐGTS, đấu giá viên bị xử lý vi phạm hành chính; tiêu chí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đóng góp vào ngân sách nhà nước trong năm trước liền kề…
(BĐT) - Tại 2 cuộc đấu giá lô vật tư, thiết bị của ngành điện lực mới đây, người tham gia đấu giá đã trả giá ngay từ lần đầu tiên với bước giá chênh hàng nghìn lần so với giá khởi điểm. Do mức giá đã rất cao nên không có khách hàng trả giá ở lần tiếp theo, dẫn đến tài sản không bán được.
(BĐT) - Tình trạng trúng đấu giá rồi bỏ cọc đang là vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận ở nhiều nơi, cần được soi chiếu để làm mới nền tảng chính sách. Góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất bổ sung thêm chế tài xử phạt vi phạm hành chính, tăng tiền đặt cọc, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá…
(BĐT) - Thời gian qua, hoạt động đấu giá tài sản liên tiếp ghi nhận tình trạng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường rồi không nộp tiền trúng đấu giá, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Luật sư, Đấu giá viên Quản Văn Minh, Chủ tịch Hội Đấu giá viên TP. Hà Nội kỳ vọng, tình trạng này sẽ giảm bớt khi Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bổ sung thẩm quyền của người có tài sản đấu giá.
(BĐT) - Để xử lý hiệu quả những tồn tại, bất cập trong hoạt động đấu giá tài sản (ĐGTS), trao đổi với Báo Đấu thầu, luật sư Nguyễn Đức Mạnh, Phó Giám đốc, Luật sư thành viên cấp cao Công ty Luật Bizlink cho rằng, việc sửa đổi, đặt ra các quy định điều chỉnh hoạt động ĐGTS phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật liên quan.
(BĐT) - Câu chuyện đấu giá đất ở Thủ Thiêm một lần nữa được đưa ra bàn thảo tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) như là ví dụ điển hình về những bất cập, vướng mắc trong hoạt động đấu giá tài sản (ĐGTS). Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc sửa Luật ĐGTS ở thời điểm này là cần thiết để ngăn chặn những tiêu cực trong hoạt động đấu giá, nhưng để xử lý hiệu quả hơn thì phải có quy định đồng bộ của nhiều luật chuyên ngành.
(BĐT) - Ngày 9/8, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
(BĐT) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đang được lấy ý kiến rộng rãi, trong đó bổ sung, sửa đổi nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản (ĐGTS), nhất là đối với tài sản đặc thù. Bên cạnh đó, quy định liên quan tới lựa chọn sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến (ĐGTT) để tổ chức ĐGTS cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
(BĐT) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, nhiều địa phương đã ban hành các kết luận thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với việc chấp hành pháp luật của một số bên liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản (ĐGTS). Qua đó, nhiều tồn tại, hạn chế đã được nhận diện, chủ yếu liên quan đến việc tuân thủ quy định pháp luật, công khai minh bạch thông tin...