Đã ký hiệp định vay vốn nước ngoài 885 triệu USD

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết, tính đến 23/7/2020, Chính phủ đã ký kết 7 hiệp định vay vốn nước ngoài trị giá khoảng 885 triệu USD với các nhà tài trợ Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc và Ngân hàng Thế giới.
7 tháng đầu năm 2020, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay
ưu đãi nước ngoài khoảng 1.175 triệu USD, đạt 25% kế hoạch cả năm. Ảnh: Minh
Dũng
7 tháng đầu năm 2020, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1.175 triệu USD, đạt 25% kế hoạch cả năm. Ảnh: Minh Dũng

Trong tháng 7 năm 2020, thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 143 triệu USD, trong đó cấp phát khoảng 108 triệu USD, cho vay lại khoảng 35 triệu USD. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020 (từ 1/1 - 23/7/2020), giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1.175 triệu USD (tương đương khoảng 27.099 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch cả năm), trong đó cấp phát khoảng 809 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 366 triệu USD.

Theo Bộ Tài chính, tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ đầu năm đến nay còn rất chậm, việc thực hiện 100% kế hoạch vốn trong năm đã được Quốc hội, Chính phủ giao đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Hiện còn trên 10 tỷ USD các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký kết, cần ưu tiên giải ngân ngay trong năm nay cũng như giai đoạn tới theo đúng cam kết với các nhà tài trợ.

Việc huy động vốn vay nước ngoài cho chương trình, dự án mới đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài, có thể lên tới 2 - 3 năm do có nhiều thủ tục, trình tự phải triển khai trước khi có thể hoàn thành đàm phán, ký kết và giải ngân. Nếu huy động vốn vay nước ngoài để hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách nhà nước có thể triển khai nhanh hơn, nhưng thông thường các khoản vay này có quy mô nhỏ và kèm theo ràng buộc chính sách.

Chuyên đề